Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trang Trai Lon
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 10 2016 lúc 20:48

Chế độ thị tộc mẫu hệ là chế độ của những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ

Vương Hàn
26 tháng 10 2016 lúc 20:48

Chế độ thị tộc mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Lưu Hạ Vy
26 tháng 10 2016 lúc 20:51

Chế độ mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền.

Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
3 tháng 1 2017 lúc 21:45

Thị tộc mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Vì nam trong gia đình luôn phải làm những công việc nặng nhọc , còn phụ nữ là việc nhẹ. Người đàn ông dần dần làm trụ cột chính trong gia đình . Vì thế mà chế độ thị tộc phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ thị tộc mẫu hệ .

_silverlining
3 tháng 1 2017 lúc 21:58

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất lạ là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Và người ta còn hay đùa là chính chế độ mẫu hệ mới chính xác vì cháu ngoại may ra mới chắc chắn là cháu mình.
Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.

_silverlining
3 tháng 1 2017 lúc 21:58

Nguyên nhân:

Đầu tiên, khi con người còn hoang sơ, chức năng chính của người phụ nữ là sinh con đẻ cái, hái lượm và nuôi sống gia đình. Điều này dẫn đến quyền lợi thuộc về chị em là tất yếu (có khả năng tự chủ thì có quyền quyết định mà). Và vai trò người đàn ông mờ nhạt hơn.

Nhưng sau khi chuyển từ đời sống hái lượm săn bắt sang định canh định cư với nông nghiệp làm chủ đạo, vai trò người đàn ông dần lớn lên. Nhất là thời kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng. Với sức khỏe, đàn ông sử dụng các nông cụ kim loại tốt hơn phụ nữ, dần dần, việc nặng giao cho đàn ông làm, phụ nữ mất vai trò trong việc nuôi sống gia đình, từ đó người đàn ông nắm giữ gia đình chứ không còn là phụ nữ nữa. Và chế độ phụ hệ đã dần thay thế mẫu hệ.

Khánh Huyền
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
27 tháng 12 2016 lúc 10:40

Chế độ phụ hệ (tiếng Anh: patrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha,[1] liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

Đầu tiên, khi con người còn hoang sơ, chức năng chính của người phụ nữ là sinh con đẻ cái, hái lượm và nuôi sống gia đình. Điều này dẫn đến quyền lợi thuộc về chị em là tất yếu (có khả năng tự chủ thì có quyền quyết định mà). Và vai trò người đàn ông mờ nhạt hơn.

Nhưng sau khi chuyển từ đời sống hái lượm săn bắt sang định canh định cư với nông nghiệp làm chủ đạo, vai trò người đàn ông dần lớn lên. Nhất là thời kỳ đồ đá chuyển sang đồ đồng. Với sức khỏe, đàn ông sử dụng các nông cụ kim loại tốt hơn phụ nữ, dần dần, việc nặng giao cho đàn ông làm, phụ nữ mất vai trò trong việc nuôi sống gia đình, từ đó người đàn ông nắm giữ gia đình chứ không còn là phụ nữ nữa. Và chế độ phụ hệ đã dần thay thế mẫu hệ.

Hải Anh ^_^
Xem chi tiết
nguyen the tri
19 tháng 12 2018 lúc 9:39

ko biét

ChanHoat
19 tháng 12 2018 lúc 9:56

1/mẫu hệ là chế độ:

Sống thành từng nhóm có quan hệ huyết thống đưa người mẹ lớn nhất lên làm chủ

2/Nghề trồng lúa nước ra đời ở vùng ven sông ven biển

  Cây lúa trở thành cây lương thực chính

3/ nhà nước chuyên chế là do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành,giúp cho vua là một bộ máy Trung Ương gồm toàn bộ quý tộc

nhà nước chuyên chế chia ra 3 tầng lớp là quí tộc-nông dân công xã-nô lệ

Nhà nước chiếm hữu nô lệ gồm 2 tầng lớp là chủ nô và nô lệ

chủ nô là một thế lực chính trị giàu có và có rất  nhiều nô lệ

nô lệ giúp cho chủ làm việc cực nhọc,tài sản và nô lệ củc chủ

Vũ Văn đề
Xem chi tiết
Ngọc Mai
29 tháng 12 2020 lúc 23:05

khi người đàn ông chứng tỏ rằng mình là trụ cột trong gia đình

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 7 2017 lúc 10:20

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền. Ở Ai cấp vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử

- Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, quý tộc, tăng lữ.

LÊ THỊ THUỲ  PHƯƠNG
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 10:41

Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là : Là một trong hai mô hình nhà nước của xã hội loài người thời cổ đại, trong đó vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành. Các nước phương Đông cổ đại như Ai Cập, các quốc gia ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc là điển hình cùa chế độ chuyên chế cổ đại.

Nguyễn Sỹ Hiển
Xem chi tiết
Nacy Trần
20 tháng 10 2018 lúc 19:58

Chế độ phụ hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

Chế độ mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền.

Vì ngày nay , vai trò và vị trí của người đàn ông ngày càng quan trọng. Người đàn ông được coi là trụ cột trong gia đình , che chở cho vợ con .Và người đàn ông có vị trí rất quan trọng trong Xã Hội , lao động sản xuất