Những câu hỏi liên quan
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Di Lam
15 tháng 10 2016 lúc 10:30

1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo

                      + Là bộ phận của lục địa Á-Âu

Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.

2. Đặc đm địa hinh châu Á:  Bị chia cắt mạnh mẽ;

_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.

_Nhiều đồng bằng rộng lớn.

Anhr hưởng: 

_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.

_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

3. Đặc điểm của khí hậu châu Á: 

_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau

_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Nguyên nhân:

_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ 

_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.

4. Đặc điểm của SN châu Á:

_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

_Phân bố ko đều

_Chế độ nước phức tạp.

Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.

5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
15 tháng 10 2016 lúc 18:58

2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 

Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

 

Bình luận (0)
Đỗ Gia Ngọc
31 tháng 12 2016 lúc 19:42

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Phạm Minh Ngọc Ngân
9 tháng 11 2017 lúc 21:04

dễ mà

Bình luận (0)
Kudo shinichi
Xem chi tiết
Vy trần
Xem chi tiết
misha
12 tháng 10 2021 lúc 16:11

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

  + Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

  + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

  + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

  + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

 

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Đức Minh
16 tháng 10 2016 lúc 20:15

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bình luận (0)
Dragon
16 tháng 10 2016 lúc 20:15

CA có nhiều hệ thống núi sơn nguyên cao và đồ sộ với những đồng bằng rộng bậc nhất thế giới 

Các dãy núi và sơn nguyên cao chủ yếu tập trung vùng trung tâm. Trên núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. các dãy núi chyaj theo 2 hướng chính: Đ-T hoặc gần Đ-T ; B-N hoặc gần B-N

*Địa hình làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng
- Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd ôn đới phân hoá thành ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
- Ngoài ra, trên núi và sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo độ cao
*Địa hình có ảnh hưởng đến sông ngòi:
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên sông ngòi châu á có mạng lưới khá phát triển.
-Địa hình nhiều núi, sơn nguyên cao, sông có độ dốc lớn nên có giá trị thuỷ điện và mùa lũ gây thiệt hại lớn.
 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
16 tháng 10 2016 lúc 20:58

* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bình luận (0)
Lê Thị Hồng Liễu Lớp 8B
Xem chi tiết
Chip Thanh
Xem chi tiết
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 18:31

Câu 1:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

-Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.

- Sông ngòi: Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:18

Câu 1:

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Nam Á là:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:19

Đặc điểm địa hình khu vực Nam Á là:

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

 

 

Bình luận (0)
Đinh Thùy Phương
Xem chi tiết
Khang Vu
19 tháng 12 2020 lúc 16:56

— Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền. — Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.

 

Bình luận (0)
Kim Ngannnn
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Mai
Xem chi tiết