thông tin cơ bản ngành du lịch và cơ cấu
Dựa vào thông tin trong bài, hình 33 và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.
Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:
* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...
* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....
* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....
Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. |
Ý nghĩa | Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. | Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân em hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau.
Cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau:
- Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động (2 nhóm chính): công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Theo công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng.
Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.
Ví dụ:
Nhóm nghề | Dịch vụ và du lịch |
Công việc đặc trưng | - Điều hành du lịch - Nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách. - Đón tiếp khách; tổ chức các hoạt động du lịch, giới thiệu tại các điểm du lịch; quản lí việc ăn, nghỉ, đi lại; giải quyết các vấn đề phát sinh. - Phục vụ nhà hàng, buồng phòng. |
Yêu cầu về trình độ | Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Du lịch. |
Nhu cầu tuyển dụng | Ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực được đào tạo rất cao. |
Nơi làm việc | - Khu du lịch, danh lam thắng cảnh. - Khu di tích lịch sử , bảo tàng. - Các công ty cung ứng dịch vụ lữ hành. - Nhà hàng, khách sạn. |
STT | Các thông tin cần tìm hiểu | Ví dụ |
1 | Nhóm nghề, nghề | Luật sư |
2 | Tìm hiểu hoạt động đặc trưng của nhóm nghề | - Tư vấn pháp luật - Đại diện theo ủy quyền - Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp luật |
3 | Phẩm chất về năng lực của người lao động đối với nhóm nghề đó. | - Trung thực - Cẩn thận - Tỉ mỉ - Nghiêm túc trong công việc |
4 | Yêu cầu về an toàn và sức khỏe của nhóm nghề em quan tâm. | Được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, có môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân |
Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
A. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. B. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
C. Sức mua và nhu cầu dịch vụ. D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành du lịch
Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Vùng kinh tế. - Khu kinh tế. - … |
Ý nghĩa | Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. | Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Đọc thông tin và quan sát hình 26.2, hãy:
- Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.
- Nêu ví dụ về một trong ba nhóm ngành dịch vụ.
Ví dụ:
- Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ sản xuất (Tài chính ngân hàng; Kế toán); Dịch vụ phân phối (Giao thông vận tải; Thương mại),…
- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ xã hội (Bưu chính viễn thông; Y tế, giáo dục); Dịch vụ cá nhân (Du lịch - Dịch vụ sửa chữa),…
- Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.
Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ.
Khu vực dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường chia dịch vụ thành 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ,…
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính
Dựa vào thông tin mục c, hãy trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp.
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:
- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.