Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyenhoangly
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
20 tháng 1 2018 lúc 14:37

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

bùi thị diệu hương
20 tháng 1 2018 lúc 22:12

Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.

Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.

Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.

Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.

Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.

Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

nguyen thị thuy nga
26 tháng 2 2018 lúc 21:25

               Bài làm

Trong sân trường của em có rất nhiều loại cây nhưng em yêu thích đó chính là cây bàng ở gần cửa lớp em.

Ngay ở trước cửa phòng của em có một cây bàng đã lớn lắm rồi. Gốc cây bàng em ôm khôn xuể và rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như nhữn con rắn hổ mang và có những rễ và có những rễ to nổi nổi lên trên mặt đất. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu xám có rất nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác đó chính là nó được chia thành nhiều tán, phân thành từng tầng. Lá cây bàng có hình bầu dục có màu xanh mát che kín không cho ánh nắng lọt xuống sân trường. Mùa hè chúng em rất thích chui vào trong tán cây để tránh nắng và chơi đùa ở dưới đó.

Mùa hè lá cây bàng xanh tốt, còn mùa thu thì lá chuyển sang màu đỏ, mỗi khi có gì thổi nhẹ những chiếc lá nhẹ lại lìa cành để lại những cành cây trụi lá trông rất đáng thương. Mùa đông giá rét qua đi qua mùa xuân lại đến cây bàng lại khoác lên mình chiếc áo xanh non vô cùng mơn mởn, hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi, e ấp sau những kẽ lá, những quả bàng màu xanh lục hình tròn lủng lẳng trên cành cây. Chúng em thường quây quần trên gốc bàng để chơi và hái những quả bàng chín để ăn. Trên những tán cây các chú chim đua nhau hót líu lo trông thật vui mắt.
Em rất quý cây bàng của trường em vì nó chính là những kỷ niệm mà chúng em đã gắn bó với nhau trong những năm tháng tuổi thơ.

Bài văn miêu tả cây bàng trong sân trường hay nhất

Bài văn miêu tả cây bàng trong sân trường hay nhất

Bài làm 2:

Trong trường em học tập có rất nhiều loại cây khác nhau như cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng em thích nhất là cây bàng bởi nó có tán rất rộng mà và quả rất đẹp.

Cây bàng được trồng trong sân trường em , nó được chăm sóc rất chu đáo, mỗi tuần đều có các lớp lao động lao động tranh thủ tưới cho nó. Từ lúc nó mới được trồng đến bây giờ đều được chúng em chăm sóc rất chu đáo. Hình ảnh của cây bàng trong tưởng tượng luôn xuất hiện trước mặt em, bởi nó mang sáng dấp của loài cây thân gỗ cao, có màu nâu và lá xanh mượt. Lá của cây bàng rất to và xanh mướt, mỗi khi học thể dục nóng thì chúng em thường nhạt lá vàng rụng để quạt cho mát. Tán cây bàng rộng và tròn giống như chiếc ô to lớn đang che chở cho chúng em. Cây bàng còn có quả màu xanh và khi chín thì nó có màu chín vàng ăn rất ngon miệng.

Lá của cây bàng to bằng bàn tay, mỗ lá đều có các gân ở giữa và được xếp dày đặt trên cây, cành của nó có màu nâu đặc trưng của cây bàng đó có rất nhiều tán. Quả bàng xanh vào mùa hè và đến mùa thu quả bàng chín vàng. Màu thu cây bàng bắt đầu rụng lá cho đến màu đông thì chỉ còn trơ trụi lại cành. Đến mùa xuân thì cây bàng như được thay một chiếc áo mới bởi những chiếc lá xanh non mơn mởn. Hình ảnh của nó hiện lên thật gần gũi biết bao nhiêu.

Em rất yêu cây bàng của trường em, cây bàng sẽ in sâu trong tâm trí em.

Nguyen Hong Duc
Xem chi tiết
Girl Personality
19 tháng 2 2019 lúc 21:54

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).

+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).

+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b) Thân bài

- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.

- Gốc cây: to màu nâu đậm

- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.

- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.

- Tả lá: Lá to như bàn tay.

- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.

- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua.

Nguyen Hong Duc
19 tháng 2 2019 lúc 21:57

Girl Personallity ơi! hãy đọc kĩ những gì mình gạch chân trog câu hỏi nhé!THANKS!!!

Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
hatsune miku
Xem chi tiết
Mio HiHiHiHi
27 tháng 7 2018 lúc 16:00

Nhiều khi luôn tự hỏi không biết cây nhãn sai trĩu trịt trong vườn ông có tự bao giờ. Cây nhãn ấy cũng đã cùng em tạo nên những hồi ức tuổi thơ đầy sắc màu hạnh phúc.

Bởi vì quê em nổi tiếng với nhãn lồng Hưng Yên nên hình ảnh cây nhãn mọc khắp vườn, ngay bên vệ đường là những hình ảnh vô cùng quen thuộc. Bất cứ nơi đâu cũng dễ dàng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của nhãn bao phủ khắp đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với em một cuộc hành trình thật dài.

Khi mùa xuân về hoa nhãn nở khắp trời như muốn phô ra cái màu vàng ươm mỡ màng để phủ kín làng quê. Và hương thơm của hoa nhãn cũng thật đặc biệt nếu không tận hưởng thật kỹ, thật chân thành sẽ chẳng thể nào tìm thấy hương thơm ngọt ngào và mộc mạc này. Mùi hương này cũng như tượng trưng cho sự giản dị, chân thật, đơn sơ nơi làng quê yêu dấu của em.

Khi mưa xuân tràn ngập trên mọi con đường bao trùm khắp cảnh vật nơi xóm làng cũng là lúc cây nhãn như đang hân hoan, háo hức trút bỏ những lá lúa theo từng cơn gió nhẹ để nhường chỗ cho những lá xanh non, mơn mởn. Có lẽ đẹp nhất trong quãng đời tuổi thơ đó là cũng lũ bạn nhặt những bông hoa nhãn rụng đầy gốc cây để cùng nhau chơi đồ hàng.

Niềm hân hoan sẽ còn được nhân lên rất nhiều khi được nhìn thấy trên tán lá chi chít những quả non. Thế rồi khi những tiếng ve kêu râm ran kêu trên những vòm cây, khi những ánh nắng vàng tinh nghịch nô đùa trên từng kẽ lá, khi những tiếng sấm ù ù báo hiệu những cơn mưa rào đầu hạ. Cũng là lúc sự tinh túy, ngọt ngào nhất của cây cối được chắt chiu gom góp lại cho cho những quả nhãn đã có hạt để trở nên đen bóng, cùi dày mọng nước.

Vào chính giữa mùa hè ta sẽ không thể quên được vị ngọt ngào của quả nhãn, khi những vỏ bắt đầu nứt ra sẽ là một dòng nước ngon mát thấm dần lên miệng. Không bởi vậy mà quê hương em đã cùng cây nhãn tạo nên cho mình một thương hiệu trên thị trường và đã từ đây thay đổi diện mạo của quê hương phát triển hơn, tươi đẹp hơn.

Chính vì vậy đối với những người con Hưng yên dù là đi đâu khi ăn một quả nhãn hay bắt gặp hình ảnh xinh đẹp của cây nhãn cũng sẽ thao thức bồi hồi nhớ về vùng đất quê hương. Bởi nơi đó cho gia đình có cha mẹ cùng những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo.

Tẫn
27 tháng 7 2018 lúc 16:01

Nhiều khi luôn tự hỏi không biết cây nhãn sai trĩu trịt trong vườn ông có tự bao giờ. Cây nhãn ấy cũng đã cùng em tạo nên những hồi ức tuổi thơ đầy sắc màu hạnh phúc.

Bởi vì quê em nổi tiếng với nhãn lồng Hưng Yên nên hình ảnh cây nhãn mọc khắp vườn, ngay bên vệ đường là những hình ảnh vô cùng quen thuộc. Bất cứ nơi đâu cũng dễ dàng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của nhãn bao phủ khắp đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với em một cuộc hành trình thật dài.

Khi mùa xuân về hoa nhãn nở khắp trời như muốn phô ra cái màu vàng ươm mỡ màng để phủ kín làng quê. Và hương thơm của hoa nhãn cũng thật đặc biệt nếu không tận hưởng thật kỹ, thật chân thành sẽ chẳng thể nào tìm thấy hương thơm ngọt ngào và mộc mạc này. Mùi hương này cũng như tượng trưng cho sự giản dị, chân thật, đơn sơ nơi làng quê yêu dấu của em.

Khi mưa xuân tràn ngập trên mọi con đường bao trùm khắp cảnh vật nơi xóm làng cũng là lúc cây nhãn như đang hân hoan, háo hức trút bỏ những lá lúa theo từng cơn gió nhẹ để nhường chỗ cho những lá xanh non, mơn mởn. Có lẽ đẹp nhất trong quãng đời tuổi thơ đó là cũng lũ bạn nhặt những bông hoa nhãn rụng đầy gốc cây để cùng nhau chơi đồ hàng.

Niềm hân hoan sẽ còn được nhân lên rất nhiều khi được nhìn thấy trên tán lá chi chít những quả non. Thế rồi khi những tiếng ve kêu râm ran kêu trên những vòm cây, khi những ánh nắng vàng tinh nghịch nô đùa trên từng kẽ lá, khi những tiếng sấm ù ù báo hiệu những cơn mưa rào đầu hạ. Cũng là lúc sự tinh túy, ngọt ngào nhất của cây cối được chắt chiu gom góp lại cho cho những quả nhãn đã có hạt để trở nên đen bóng, cùi dày mọng nước.

Vào chính giữa mùa hè ta sẽ không thể quên được vị ngọt ngào của quả nhãn, khi những vỏ bắt đầu nứt ra sẽ là một dòng nước ngon mát thấm dần lên miệng. Không bởi vậy mà quê hương em đã cùng cây nhãn tạo nên cho mình một thương hiệu trên thị trường và đã từ đây thay đổi diện mạo của quê hương phát triển hơn, tươi đẹp hơn.

Chính vì vậy đối với những người con Hưng yên dù là đi đâu khi ăn một quả nhãn hay bắt gặp hình ảnh xinh đẹp của cây nhãn cũng sẽ thao thức bồi hồi nhớ về vùng đất quê hương. Bởi nơi đó cho gia đình có cha mẹ cùng những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo.

ღHàn Thiên Băng ღ
27 tháng 7 2018 lúc 16:02

Bài làm

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.

Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.

Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

heliooo
Xem chi tiết
Cherry
19 tháng 3 2021 lúc 21:14

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

 

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

Đây là tả cảnh trường em nhé!

︵✰Ah
19 tháng 3 2021 lúc 21:14

Tham khảo 

Lập dàn ý Tả người bạn thân

1. Mở bài:

Giới thiệu chung:

Em có rất nhiều bạn.

Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b. Tính nết, tài năng:

Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.Học ra học, chơi ra chơi.Giỏi Toán nhất lớp.Là chân sút số một của đội bóng...Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽTình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
︵✰Ah
19 tháng 3 2021 lúc 21:15

Tham khảo 

Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

 

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

minh trang
Xem chi tiết
hatsune miku
Xem chi tiết
Tẫn
26 tháng 7 2018 lúc 20:11

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc nhiều quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

giải pt bậc 3 trở lên fr...
26 tháng 7 2018 lúc 20:13

biết tại sao người ta lại gọi quả bưởi là quả bưởi ko ?

❤  Hoa ❤
26 tháng 7 2018 lúc 20:19

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc nhiều quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

hatsune miku
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
25 tháng 7 2018 lúc 19:59

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.

Tẫn
25 tháng 7 2018 lúc 20:00

"Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng 
Dẫu báo giông đã thấm bao ngày qua 
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ 
Còn mãi sức sống cây bàng xưa"

Mỗi khi câu hát trong đài phát thanh vang lên , em lại nhớ về cây bàng trong sân trường em- một cây bàng có tuổi lặng lẽ bên góc sân trường.

Cây bàng là loài cây che bóng mát, cây được các bác bảo vệ trồng đã khá lâu từng mấy chục năm trước. Cây bàng ấy đã chứng kiến bao thế hệ học sinh như chúng em từ thuở bỡ ngỡ đến khi ra trường. Em mới làm quen với cây bàng được gần một năm. Vì đã cao tuổi nên rễ bàng rất to, ngoằn nghoèo như những con rắn lớn đang bò, chúng còn cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây lớn lên. Cây có thân rất to, phải mấy vòng ôm mới xuể. Thân cây xù xì một lớp vỏ nâu sẫm, điểm trên thân cây có vài cái u to như cái bát ô tô. Mỗi lần em chơi trốn tìm với các bạn thì thân cây trở thành nơi trú ẩn khá tốt, và những lần chơi bịt mắt bắt dê, cây bàng cũng là địa điểm lí thú để chúng em tổ chức trò chơi. Vì bàng là cây che bóng mát nên tán cây rất rộng, vươn dài tỏa khắp phía với cành lá xum xuê xanh mướt xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em nổi bật giữa nền trời xanh biếc với những đám mây bồng bềnh. Lá bàng trông giống như một chiếc quạt ba tiêu thu nhỏ, là bàng đổi màu đỏ tía tuyệt đẹp khi mùa thu đến khiến em ngắm nghía mãi không dời mắt. Ông già đông đến, lá héo tàn và rụng dần, dải đầy một góc sân trường, cây chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu và thân cây to lớn. Khi nhìn thấy cây bàng rụng hết lá giữa mùa đông lạnh giá, một mình chống chọi lại với từng trận mưa rả rích khiến em thấy thương cây bàng, chỉ mong mùa đông qua, nàng xuân về thật nhanh để khoác lên mình cây một bộ áo mới, xanh tươi và tràn ngập sức sống.

Cây bàng không chỉ là nơi chúng em tụ tập chơi các trò chơi mà còn là nơi em học bài, giải những bài toán khó hay viết những bài văn hay. Bàng luôn trở thành một người bạn trầm lặng, lắng nghe tâm sự của em, mỗi khi buồn hay vui hãy thì thầm với cây bàng, các tán lá xanh tươi ấy sẽ rung rinh theo làn gió thoảng như đáp lại lời của em. Mùa hè cũng là mùa thi đến, mùa cây bàng đang xanh tươi, um tùm cành lá, thoáng chốc đã nghỉ hè, xa cây bàng sẽ nhớ lắm bàng ơi. Mấy tháng thôi chúng ta sẽ gặp lại nhau, và cả các bạn, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.

Cây bàng- một loài cây mang trong mình bao hoài niệm của tháng năm. Có lẽ khi ta lớn lên, rời xa mái trường thì đừng quên cây bàng thân thuộc ấy, nơi chất chứa những mộng mơ tuổi học trò.

Linh Hương
25 tháng 7 2018 lúc 20:01

Viết chữ to lên bạn ạ :)) 

Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,…Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.

Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang.

Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng.

Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.

Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.

Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với bao điều thú vị.

Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Phương Thảo
24 tháng 11 2016 lúc 16:37
Mở bài 

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.

2. Thân bài

Câu 1:

+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu 2:

+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

Câu 3:

+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

Câu 4:

+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.

+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

3. Kết bài

Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.