Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
????
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
4 tháng 9 2023 lúc 11:41

Bạn tham khảo nhé:

Quốc kỳ của Việt Nam, với bản sắc riêng biệt và tượng trưng sâu sắc, đã trở thành một biểu tượng đặc biệt thể hiện tinh thần và lòng yêu nước của người Việt. Với màu đỏ rực rỡ và ngôi sao năm cạnh trắng trên nền nền vàng, Quốc kỳ nổi bật và dễ nhận biết từ xa.
Màu đỏ của Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, dũng mãnh của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do. Nó còn thể hiện tình yêu và lòng hy sinh của những người lính và tất cả những người đã hy sinh vì quê hương. Màu vàng là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và tương lai tươi sáng.
Ngôi sao năm cạnh trên màu đỏ của Quốc kỳ là biểu tượng của sự tự do và độc lập.Ngôi sao năm cạnh còn thể hiện sự hy vọng và mục tiêu của người Việt Nam về một tương lai tươi sáng và tự do.
Nhìn vào Quốc kỳ Việt Nam, ta không chỉ thấy những yếu tố miêu tả mà còn cảm nhận được sự kiêng nể và tôn trọng đối với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Quốc kỳ không chỉ là một biểu tượng, mà còn là tượng trưng cho lòng dũng cảm, lòng kiên định và lòng yêu nước của người Việt Nam.

Trinh 192
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 10 2021 lúc 16:20

tham khảo:

Hôm nay là ngày hội những đồ dùng học tập, các họ hàng nhà bút, nhà sách,... đua nhau đến tham dự lễ hội với hy vọng sẽ đạt được danh hiệu quán quân, giành giải nhất về độ thông dụng và gần gũi với đời sống con người.

Từ sáng sớm, Bút Bi đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉnh chu bài diễn thuyết giới thiệu của mình và đến hội sớm nhất. Ngồi bên dưới vị trí chờ, nghe anh Cặp, chị Sách phát biểu mà Bút Bi ngồi không yên. Đến lượt mình, cậu bé nhỏ tự tin dướn cao mình, dõng dạc giới thiệu

- Chào toàn thể quý vị và các bạn, mình là Bút Bi, đại diện tiêu biểu của họ nhà bút. Sau đây là bài tự giới thiệu, thuyết minh về bản thân của mình.

Bút Bi là một đồ vật rất gần gũi, thân thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, đặc biệt là với các bạn học sinh. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút bi đầu tiên ra đời. Tiền thân của những chiếc bút này là những chiếc bút lông để vẽ và viết nhưng khá bất tiện vì phải mài mực, chấm mực thường xuyên khi viết. Mãi về sau, một nhà báo người Hungari làm việc tại Anh tên là Lasrlo Biro mới tìm ra cách sáng chế ra chiếc bút bi để thuận lợi cho việc làm báo, viết văn của ông. Nhờ sáng chế này, ông đã nhận bằng sáng chế ở Anh ngày 15-6-1938. Cùng với sự phát triển vủa xã hội, bút bi du nhập vào Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.

Bút bi có rất nhiều loại, phong phú, đa dạng nhưbg phổ biến nhất vẫn là loại có nắp đậy và loại không có nắp đậy. Dù được cấu tạo thế nào thì chiếc bút bi vẫn có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại dẻo hoặc nhựa, kiểu dáng và màu sắc đa dạng tùy theo thiết kế của hãng sản xuất. Vỏ bút coa độ dài chừng 14 cm, đường kính 0,7 đến 0,8 cm, thường có hình trụ, thu nhỏ về phần đầu bút. Vỏ bút có loại vỏ trơn, chỗ tay cầm có gắn mút cao su mềm hoặc có loại được tạo thành các cạnh như hình lục giác hay bát giác đều. Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các loại hình dánh, mẫu mã khác nhau rất đẹp mắt như một phương án nâng cao tầm anhe hưởng cho thương hiệu của mình. Với chiếc bút có nắp đậy, cấu tạo có phần đơn giản, thường chỉ là một ống nhựa với những đặc trưng thường có của những chiếc vỏ bút có đi kèm với nắp đậy cùng bằng kim loại hay nhựa, được mài phù hợp với đầu bút, có thể nắp chặt, bảo vệ ngòi bút khi không sử dụng. Nắp bút thường có khuyên cài, dễ dàng kẹp vào túi áo hay bìa sách tránh bị rơi mất. Khi dùng, người dùng chỉ cần mở nắp là có thể viêta được, tuy nhiên phải thật cẩn thận tránh để mất nắp bút. Còn loại không có nắp, về cơ bản cấu tạo của nó cũng giống người họ hàng của mình nhưbg khác ở phần ngòi bút không phải đi liền với chiếc nắp mà gắn với một bộ phận là lẫy bút. Khi viết, bấm vào lẫy bút để đẩy ruột bút ra khỏi vỏ. Mỗi lần bấm vào lẫy bút sẽ tạo ra tiếng "tách" rất vui tai.

Bộ phận quan trọng của bút là ruột bút. Ruột bút thường là một ống nhựa tròn, độ dài và kicha thước nhỏ hơn rất nhiều so với vỏ bút, dài khoảng 10 đến 11 cm dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường, mực có màu trong suốt để người viêta dễ dàng nhận biết lượng mực còn lại để sử dụng. Gắn với ống mực là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, môth đầu có lỗ tròn với một viên bi nhỏ xíu, kích thước to nhỏ khác nhau, thường có đường kính khoảng 0,38 đến 0,7 mm. Mỗi khi viết, viên bi ấy sẽ chuyển động, quay tròn theo quỹ đạo, đưa mực ra ngoài rất đều. Với loại bút không có nắp, để giữ cho ngòi bút chắc chắn và thuận lợi cho việc đẩy ruột buta ra vào còn có sự góp mặt của lò xo kim loại hình xoắn ống. Lò xo này kết hợp với lẫy bút tạo thành cơ chế hoạt động đẩy ngòi bút dài ra hay ngắn lại, dễ dàng bảo vệ ngòi bút. Bút bi cũng có nhiều loại mực, mực nước, mực dầu, mực nhũ, mực dạ quang, màu sắc này càng đẹo và bắt mắt. Có những chiếc bút có tới tận 7, 8 màu xanh, đỏ, vàng, tím,... rất tiện lợi, nhỏ gọn khi sử dụng.

Bút bi từ khi sáng chế tới nay ai cũng phải công nhận rất tiện dụng, bút viết nhanh, không tốn thời gian để bơm mực, mực viêta xong khô ngay, không bị dây ra tay hay quần áo. Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con ngưòi trong cuộc sống. Bút bi được dunhf vào nhiều kunhx vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, gắn bó nhiều nhất với học sinh, sing viên trong học tập. Bên cạnh đó, những cây bút đẹp, quý cũng trở thành thứ đồ được săn đón và là món quà cho nhau nhân những ngày đặc biệt. Mỗi chiếc bút bi cũng có loại giá thành rẻ chỉ từ 2000 đến 30000 đồng nhưbg cũng có loại lên tới vài chục, vàu trăm ghậm chí vài triệu đồng.

Để sử sụng và bảo quản bút, khi mua bút phải chọn được loại bút phù hợp, nên viết thử số 8 khi thử bút là coa thể biết buta viết có đều và đẹp hay không. Sau khi sử dụng phải đậy năos hoặc ấn lẫy bút để bảo vệ ngòi bút, tránh cho ngòi buta không bị biến dạng hay khô mực, đồng thời tránh đánh rơi hay để vật nặng đè lên sẽ làm hỏng bút.

Mình xin hết và xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Bài diễn thuyết kết thúc, cả hội trường vỗ tay rầm rộ, Bút Bi nở nụ cưòi vui sướng. Cuôia cùng kết thúc buổu lễ hôm ấy, Bút Bi đã dành chiến thắng, trở thành đồ dùng học tập thân thuộc nhất, gắn bó nhất với cuộc sống con người.

Phép nhân hóa: Bút bi trở thành người kể chuyện

Miêu tả: Từng bộ phận của bút bi

em be dep trai
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2017 lúc 9:20

Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được lựa chọn để chọi thường có độ 4- 5 tuổi vào lúc khỏe nhất, da bóng mượt, đuôi cong, thân mình nở nang, lực lượng và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra một con trâu to khỏe nhất, đẹp nhất để tham gia cuộc thi. Cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi nghe hiệu lệnh sẽ lao vào đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của mọi người xung quanh. Con trâu nào khỏe hơn sẽ giành chiến thắng.

hhhh
Xem chi tiết
Night Queen
Xem chi tiết
Khương
Xem chi tiết
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 10 2016 lúc 23:24

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng...  Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.  Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.  Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….  Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…  Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:41

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!