Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
to quynh
Xem chi tiết
Trương Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Dâu tây cute
16 tháng 3 2023 lúc 20:29

Thời đó ở Làng Mạc Sơn xã Thanh Đàm,huyện Thanh Trì Hà Nội có ông giáo nọ và vợ sinh được một cậu con trai đặt tên là Chu Văn An.Năm 4 tuổi Chu Văn An đã biết làm toán nâng cao,làm các công việc nhà giúp cha mẹ.Nhưng vì nhà ônh giáo nghèo,mà đã về hưu không truyền lại kiến thức cho con được ông rất buồn lòng,thấy cha buồn Chu Văn An bèn lên tiếng hỏi cha:

-Chaaa làm......sa..o vậy?

Ông giáo không trả lời và bảo Chu Văn An đi chăn trâu,lúc đi chăn trâu cậu đi qua lớp học nọ,thấy thầy đồ cầm cuốn sách,cậu lại gần bảo:

-Úi sời cái bài này dễ

Thầy đồ hỏi

-Này cậu con ai học lớp mấy

Dạ cháu con ông giáo làng bên chưa đi học ạ

Ông thầy đồ bèn bảo:Mai cứ đến đây mà học

Rồi Chu Văn An ngồi học.

Hoc được chút lâu mới nhớ ra con trâu,Chu Văn An ra cánh đồng thì thấy nó,mừng lắm.

14	Nguyễn Hồng Bảo Ngọc
16 tháng 3 2023 lúc 20:15

Mình sẽ ghi là Ko biết kakaka

Nguyễn Thị Huyền Diệu
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
27 tháng 1 2018 lúc 22:28

Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

k nha!!!

kim seo jin
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 8:43

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung.  là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.

Xun TiDi
Xem chi tiết
Trần Tuấn Đạt
27 tháng 3 2022 lúc 7:23

Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc.

 
Đỗ Việt Trung
Xem chi tiết
Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:31
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò.     Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Nguyễn Mai Phương
3 tháng 10 2016 lúc 21:47
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người . Chính vì vậy , những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.Ngày khai trường đầu tiên của các bạn như thế nào?Còn với tôi, đó là một buổi sang mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sang cho cả nhà. Nhì mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủminhf phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!” Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải luôn mồm thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói “Cứ từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã” Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay , các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lêntrong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãivaf khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn câyvowis đủ các lời hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình. Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiếuao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn mầu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắnghocj tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏnhuw các anh chị ấy. Sauk hi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn hopcj sinhnhieemj vụ năm học mới . Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra…mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em bé ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chi lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên . Tôi vừa nói, giọng nói nghen ngào trong tiếng khóc “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…” Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học song thì mẹ sẽ tới đón” Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học song hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ” “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!” Nói rồi chi chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên, nhưng cái hình ảnhcao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chiij đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi. Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả : Lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới . Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhôn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền,…” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 6:06

Năm nay em đã là học sinh lớp 10.Mười lần được dự lễ khai trường,nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn để lại trong em kí ức ấn tượng sâu đậm nhất.
Trước ngày khai giảng,mẹ đã chuẩn bị cho em đầy đủ những thứ cần thiết.Đêm hôm ấy,em cảm thấy tâm trạng em nôn nao,háo hức.Có một điều gì đó cứ ẩn hiện trong tâm trí em.Mẹ bảo em đi ngủ sớm để mai còn đi học.Sáng hôm sau,mẹ đưa em đến trường.Ngồi sau chiếc xe đạp em cảm thấy dường như những cảnh vật hai bên đường đang thay đổi lạ kì.Ngôi trường Tiểu họcLê Qúy Đôn cách nhà em chừng hai,ba cây số mà sao em thấy xa ghê!trên con đường đến trường ,em thấy các phụ huynh dẫn con mình đi tựu trường rất đông.Khi vào sân trường, em thấy người đông như hội,ai cũng mặc những bộ đồ mới tinh.Các bạn trai tỏ vẻ mạnh dạng còn các bạn gái thì ngại ngùng,quấn quýt bên mẹ,chẳng dám đi đâu xa.Nhìn thấy ngôi trường rộng lớn,em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao!Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh,vui vẻ tập làm quen với chỗ đông người.Một hồi trống vang lên,báo hiệu lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng thắm đỏ thắm trên vai nhanh chóng xếp hành ngay ngắn.Phụ huynh trao con mình cho các thầy cô chủ nhiệm lớp Một.Đâu đó nổi lên tiếng khóc thút thít và tiến gọi mẹ khe khẽ.Em cũng vậy, bịn rịn chẳng muốn rời xa mẹ chút nào.Một nỗi niềm xúc động khó tả đang lên trong lòng.Cô hiệu trưởng cất tiếng đọc lời khai giảng năm học mới.Sau đó,cô dặn dò,khuyên nhủ chúng em rất nhiều điều .Cô chúc chúng em học ngày càng tiến bộ.Buổi học kết thúc,chúng em theo cô Bình vào nhận lớp.Lớp Một B gồm 30 học sinh mới.Cô xếp em ngồi chỗ bạn Lan và Minh.Chúng em rụt rè,chao hỏi làm quen với nhau .Những lời chào làm quen thật dễ thương làm sao!Tan học,mẹ đứng chờ sẵn em ở cổng trường.Em vội chạy đến xà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe về buổi tựu trường.Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.

Đoàn Như Quỳnhh
Xem chi tiết
nguyễn thị kim thoa
5 tháng 12 2016 lúc 7:40

Sau khi học xong bài thơ ''tiếng gà trưa'' của Xuân Quỳnh .Em cảm thấy tình bà cháu thật thiêng liêng . ở đây tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật như ần dụ chuyển đổi cảm giác và điệp tứ ''nghe'' lam như tiếng gà ngưng lại làm xao động không gian , xao động lòng người. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ hinh ảnh vế người bà . hình ảnh những con gà mái tơ mái vàng bên ổ trứng hồng , hình ảnh một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng,hình ảnh ngường bà đầy yêu thương chát chắt chiu lo lắng cho đàn gà đẻ cuối năm cháu được quần áo mới . Người bà lo cho nhan sắc của chau sẽ xấu đi trong tương lai. qua bai thơ ''tiếng gà trưa '' ta có thể thấy được tình bà cháu trong bài thật sâu nặng va thắm thiết . Người bà luôn yêu thương cháu và người cháu luôi quý trọng và biết ơn bà.

nguyễn trang nhung
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
meme
22 tháng 8 2023 lúc 20:09

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 8 2023 lúc 20:13

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác.