Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vampire Princess
Xem chi tiết
Hạ Băng
9 tháng 11 2018 lúc 21:09

Giờ đây, nghe lại ca khúc "Hành quân xa", mỗi người trong chúng ta như được sống lại quá khứ hào hùng. Hình ảnh các chiến sĩ bước đi trong tiếng nhạc “Hành quân xa”, hừng hực khí thế xung trận thật đẹp! Tôi lại thấy lòng mình âm vang, cuộn cuộn như sóng trào và muốn được hòa mình vào đoàn quân ấy. Dù đã trải qua hơn 60 năm nhưng ca khúc "Hành quân xa" vẫn luôn tươi mới; không chỉ dành cho một thời, một thế hệ mà cho lớp lớp người Việt Nam với sục sôi niềm khát khao cống hiến.

Nguyễn Quỳnh Chi
26 tháng 5 2021 lúc 16:11

Giờ đây, nghe lại ca khúc "Hành quân xa", mỗi người trong chúng ta như được sống lại quá khứ hào hùng. Hình ảnh các chiến sĩ bước đi trong tiếng nhạc “Hành quân xa”, hừng hực khí thế xung trận thật đẹp! Tôi lại thấy lòng mình âm vang, cuộn cuộn như sóng trào và muốn được hòa mình vào đoàn quân ấy. Dù đã trải qua hơn 60 năm nhưng ca khúc "Hành quân xa" vẫn luôn tươi mới; không chỉ dành cho một thời, một thế hệ mà cho lớp lớp người Việt Nam với sục sôi niềm khát khao cống hiến.

Khách vãng lai đã xóa
nguyen quynh anh
Xem chi tiết
Dương Lê ngọc
Xem chi tiết
Trung Hiếu Hoàng Vũ
9 tháng 5 2022 lúc 20:23

Sau khi học hát, cảm xúc của em đó là: Em thấy ấn tượng với hình ảnh những chiếc khăn quàng đỏ thắm tươi đi theo chân các bạn nhỏ vượt đường xa tới lớp. Đây là hình ảnh đẹp, giúp em thấy được sự chăm chỉ, không ngại khó khăn của các bạn nhỏ trên con đường tiếp thu tri thức. 

 

Thang vo xuan
11 tháng 5 2022 lúc 20:07

bác hồ sinh ngày 19/5/1890 bác hồ là người vĩ đại tốt bụng và cuối cùng là dũng cảm đến đây thì mình ko muốn kể thêm vài truyện riêng tư của bác

vy bui
Xem chi tiết
ngô cao hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Đạt
Xem chi tiết
Phương Trâm
3 tháng 11 2016 lúc 15:21

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà""Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ: "Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập tự do trước mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay.

Linh Phương
3 tháng 11 2016 lúc 16:00

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay........

Thảo Phương
3 tháng 11 2016 lúc 23:35

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

 

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
6 tháng 9 2018 lúc 21:05

Ở bài thứ hai, tác giả nhại lời thầy bói, ghi âm nguyên văn những lời phán của thầy trước một cô gái mê tín. Thầy đoán về những điều gì và phán thế nào ? Toàn là những điều quan trọng mà cô "đệ tử" ước ao điều tốt lành, điều mới mẻ. Nhưng thầy phán toàn là những lời vô nghĩa, những điều vốn nó như thế, hiển nhiên chẳng cần bói toán, suy đoán gì cả. "Số cô chẳng giàu thì nghèo - Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà...", đấy là thầy đoán về "tài lộc" của cô gái. Còn về "gia cảnh", về "nhân duyên" thì... "cô có mẹ, mẹ là đàn bà, có cha, cha là đàn ông, cô sẽ có chồng, có chồng sẽ có con, con gái hoặc con trai"... Rõ ràng cái nhà ông thầy bói này chỉ ba hoa, mồm mép, nói những điều ai cũng biết. Tục ngữ ta có câu "thầy bói nói mò". Ông thầy bói này không chí "nói mò" mà nói lăng nhăng, vô vị, thật đáng cười. Đáng cười hơn nữa là giọng nói của thầy. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật "nói nước đôi", nói phóng đại, càng nói càng vô vị, vô nghĩa. Rõ ràng, bài ca dao đã phê phán những ke hành nghề mê tín dị doan, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, bài ca cũng giễu cợt, phê phán những người ít hiểu biết, thiếu niềm tin cuộc sống, tìm đến sự bói toán, lễ bái vu vơ, phản khoa học, nhiều khi thêm lo nghĩ không cần thiết "Bói ra ma, quét nhà ra rác". Cha ông ta từng nhắc nhở như thế. Phê phán ông thầy bói, bài ca dao đồng thời cảnh tỉnh chúng ta.

kim kim
6 tháng 9 2018 lúc 21:29

ở bài thứ 2 :thầy bói xem cho cô gái về góc phương diện,vận mệnh ,hôn nhân ,con cái.Đây là những vấn đề quan trọng của mỗi con ngườivi vậy ai cũng quan tâm.Lời phán của thầy bói là những sự thật hiển nhiên ai cũng biết vì vậy lời phần đó trở nên vô nghĩa, nực cười

bài ca dao phê phán hiện tượng mê tín dị đoan,châm biếm những kẻ hành nghề mê tín và cả những người thiếu hiểu biết tin vào bói toán

Nguyễn Bích Hằng
7 tháng 10 2018 lúc 8:24

mk mới hc lớp 5 à

Nguyễn Ngọc Diễm
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 16:43

Em tham khảo:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

     Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Lời bài thơ giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng, như lời ru gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này. Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống. Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ . Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông(từ láy) không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn. Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta(Đại từ).

Nakano Miku
Xem chi tiết