viết một đoạn văn giới thiệu về truyện ngắn tôi đi học
Viết một văn bản giới thiệu về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn tôi đi học
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.
Bạn Tham khảo nha ( Sorry mik copy)
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.
Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
k mình nha!?
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.
Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
Viết đoạn văn giới thiệu về truyện ngắn
Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền . Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do sức không còn nên công việc đồng áng cũng tạm dưng, công việc do người khác thuê mướn cũng không có. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - ông giáo, và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lớp của em ( giới thiệu chứ k phải miêu tả nhé )
Minhf sắp phải đi học rồi, các bạn giúp mình nhé!
Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ, chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn: một lớp trưởng và ba bạn lớp phó. Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích về học tập cũng như về các mặt hoạt động khác. 100% các bạn trong lớp học tập chuyên cần, luôn làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vì vậy, kết quả học tập trong tháng thi đua của các bạn đều đạt điểm từ loại khá trở lên. Ngoài ra, 100% các bạn đều hăng hái tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào đền ơn đáp nghĩa do nhà trường phát động.
đây nhé :
ớp học của em nằm ở tầng 1 của trường, lớp học của em được trang trí với nhiều tranh ảnh xinh xắn và các câu khẩu hiệu ở trên tường.
Lớp học của em có 4 dãy bàn ghế, được sắp xếp rất ngay ngắn, phía trên là bảng đen và bên trái là bàn của cô giáo. Kế bên bàn của cô giáo là tủ đựng dụng cụ học tập cho chúng em. Chúng em rất thích mỗi khi được cô mở tủ để lấy dụng cụ học tập minh họa cho bài học của chúng em. Vì bài học được minh họa rất sinh động với tranh ảnh, đôi khi là câu chuyện được cô làm bằng hình ảnh được chiếu trên bảng.
Em rất yêu lớp em, yêu cô giáo, yêu các bạn của em vì chúng em học cùng nhau đã 4 năm. Em yêu cô giáo vì cô thường làm dụng cụ học tập rất đẹp khiến em luôn dễ nhớ mỗi khi học bài. Em rất yêu quý lớp học của em
Chúng em kính chào thầy cô!
- Chào các em!
Kính thưa các thầy, các cô!
Em tên là Nguyễn Hoàng Sơn, lớp trưởng lớp 3/2, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Em thay mặt lớp xin giới thiệu với quý thầy cô về lớp em và các hoạt động cùa lớp trong tháng thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20—11 vừa qua.
Thưa quý thầy cô!
Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ. Lớp em chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn. Em Nguyễn Tiến Dũng làm lớp trưởng. Bạn Thắng là lớp phó phụ trách học tập. Bạn Hà phụ trách lao động. Còn bạn Hoa phụ trách văn nghệ.
Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích như sau:
1. Về học tập:
- 100% các bạn đi học chuyên cần. Không có bạn nào nghỉ và đi trễ.- 100% học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp, các bạn đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Không có bạn nào bị điểm yếu, kém trong tháng thi đua.
2. Về các hoạt động khác
- 100% các bạn trong lớp tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường phát động như “Giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp”, “Về nguồn”, “Noi gương chú bộ đội”, ... Lớp chúng em đã đến giúp đỡ các gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ mong được góp một phần bé nhỏ vào truyền thống “Nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Thưa quý thầy cô! Thành tích của lớp em trong tháng thi đua là như vậy. Em thay mặt lớp xin cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian đến thăm trường em, lớp em.
Chúng em xin chào các thầy, các cô.
hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về trường học.
Refer
The university is much bigger than my high school. The school has many classrooms. In addition to classrooms, the school also has a swimming pool and a very large sports field. The school is designed in a modern and comfortable style.
Tham khảo
I love my school very much. I go to school every day to study. My school is located in the center of the commune. My school has 4 buildings. Each building is 5 stories high. They are arranged in a U shape. My school yard has many trees. There are very large tree trunks. One person can’t hug them all. My school has many classes. In addition, my school also has a library to read books, a canteen for us to buy food during recess. My classroom is on the 3rd floor. I like the hallways of my school. The corridor is wide and there are small potted plants to make the space fresher. My school doesn’t have an elevator. Every time there was a class on the 5th floor we would have to walk up. When I was a student, I was attached to this school. I love it so much. I always try to keep the school and classroom clean. My friends and I spread the word not to litter. Every month we will clean the school together to keep the school clean.
refer:
I love my school very much. I go to school every day to study. My school is located in the center of the commune. My school has 4 buildings. Each building is 5 stories high. They are arranged in a U shape. My school yard has many trees. There are very large tree trunks. One person can’t hug them all. My school has many classes. In addition, my school also has a library to read books, a canteen for us to buy food during recess. My classroom is on the 3rd floor. I like the hallways of my school. The corridor is wide and there are small potted plants to make the space fresher. My school doesn’t have an elevator. Every time there was a class on the 5th floor we would have to walk up. When I was a student, I was attached to this school. I love it so much. I always try to keep the school and classroom clean. My friends and I spread the word not to litter. Every month we will clean the school together to keep the school clean.
GẤP !!!
Viết một đoạn văn ngắn ( 10-12 câu) nêu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
viết một đoạn văn giới thiệu về một hành động chống chiến tranh của một trong những người nổi tiếng và nêu tình cảm của em đối với người.
mọi người giúp tôi với mai tôi đi học rồi
Viết đoạn văn ngắn ( 10-12 câu) nêu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng.
Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường.
Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét. Bởi, ở chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”.
Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”.
Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
*Lập ý:
Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
-Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:
+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.
+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.
Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.
Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:
“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
----
Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời.
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 dòng giới thiệu về 1 truyện ngắn mà em đã học và có sử dụng khởi ngữ. Xác dsinhj thành phần khởi ngữ
Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.