Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn 1 của bài thơ " bài thơ về tiểu đội xe không kính "
Mn giúp e với ạ😊😊
chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Khổ đầu: điệp từ "không có kính", "bom"
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
khổ 1:
BPTT: Điệp từ , liệt kê , gợi tả , giọng thơ mang tính khẩu ngữ .
Tác dụng: Điệp từ “bom” kết hợp với động từ rất mạnh “giật ,rung,vỡ” nhấn mạnh sự hủy hoại của chiến tranh với cuộc sống con người .Điệp từ "Nhìn" nghĩa là nguwoif lính đã nhìn thẳng vào khó khăn ,gian khổ.Từ láy “ung dung” thể hiện sự lạc quan , yêu đời của những người lính lái xe.Họ vẫn tiếp tục công việc của mình cho dù xung quanh có xảy ra những điều dữ dội,đau thương mất mát. Không gian mở rộng cả chiệu sâu ,rộng ,cao qua phép liệt kê “đất ,trời , thẳng”
=> Nổi bật tư thế ung dung,hiên ngang,ttinh thần dũng cảm và lạc quan yêu đời.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ "không", "bom", "nhìn"; liệt kê các hành động "giật", "rung"
- Tác dụng:
+ tạo nhịp điệu cho bài thơ
+ nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh làm cho những chiếc xe của các người lính lái xe bị biến dạng đến trần trụi
+ Qua đó, tác giả Phạm Tiến Duật ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan của những người lính lái xe không kính là tiêu biểu cho những phẩm chất sáng ngời của người lính trong kháng chiến chống Mĩ.
cíuu cíu
viết bài tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ 1 của bài thơ về tiểu đội xe không kính
cíuu aee mai nộp r
chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên bài tiểiu đội xe không kính khổ 5 và 6 và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó
Bài thơ tiểu đội xe không kính :
+ Điệp ngữ: nhìn; không; thấy ; ...
Đoàn thuyền đánh cá
+Nhân hóa, liên tưởng thú vị
+ So sánh
+Liệt kê
Tìm và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Bài thơ tương đối dài nên chị sẽ chia nhỏ ra thành nhiều đoạn nhé:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=> BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy sự tàn phá ác liệt của bom đạn với chiếc xe
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
=>BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy những khó khăn trên đường hành quân của người lính
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
=> BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Cả 2 đoạn:
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy tinh thần lạc quan của người lính dù bên ngoài là muôn vàn khó khăn
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
=> Đoạn này ko có BPTT
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
=> BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp đoạn thơ giàu sức biểu cảm
Cho thấy những bữa ăn, giấc ngủ có phần vội vã, gấp gáp của người lính nhưng trong tim họ đang có mục tiêu cao cả, vậy nên họ sẵn sàng tiếp tục lên đường.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> BPTT: Điệp ngữ, Hoán dụ, Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ tăng tính nhịp điệu
Trong trái tim của người lính luôn có 1 mục tiêu lớn lao là giải phóng đất nước, dù chiếc xe có thiếu thốn đến đâu cũng vẫn tiếp tục lên đường.
viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ 1 tiểu đội xe không kính
Bài 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng:
" Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."
Bài 2: Viết đoạn văn không quá 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Lượm" của tác giả Tố Hữu.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ. Biện pháp so sánh đc thể hiện qua câu "Mồm huýt sáo vang, như con chim chích". Hành động huýt sáo của Lượm đc tác giả ví như chú chim chích làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp cho hình ảnh thêm sinh động, hấp dẫn và nhằm nổi bật hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của Lượm. Cái hay của đoạn thơ còn đc thể hiện qua biện pháp ẩn dụ đc thể hiện qua hình ảnh "đường vàng" nhằm chỉ hình ảnh con đường làng hai bên là đồng lúa chín vàng đc ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Con đường đó là con đường cách mạng, con đường của sự trong sáng. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục, kính mến với Lượm. Dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Ai giúp mình câu này được không ạ^^ :
- Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất bài nhớ rừng và nêu tác dụng của nó.
Mình cảm ơn trước ạ^^
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.
- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.
Tác dụng:
- Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Góp phần thể hiện dụng ý của bài thơ: mượn lời con hổ nói lên khát vọng được tự do của nhân dân ta lúc bấy giờ.
- Con hổ - tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh, đứng trên muôn loài. Do vậy, nhân hóa con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt cũng là muốn nói đến những người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phát triển thì lại bị lũ thực dân đàn áp, bóc lột, giam giữ về cả vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, góp phần làm khắc họa rõ nét tâm trạng của tác giả nói chung và tất cả những người dân mất nước nói chung.