Những câu hỏi liên quan
Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Huyền Linh
31 tháng 12 2022 lúc 17:22

Mở bài:

Như ta vẫn nói, cô giáo như mẹ hiền. Em đã học với nhiều cô giáo, em luôn yêu quý tất cả các cô. Nhưng phải đến lúc em gặp cô ........... - cô giáo dạy ............... hồi lớp ..... của em, em mới phủ nhận cô chính là người mẹ thứ hai của em.

 

 

Kết bài:

Cô là người mà em yêu thương nhất. Người ta thường nói:             

                  ''Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

              Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền...''

 Quả thật không sai chút nào. Hình ảnh về người cô thân thương vẫn luôn nổi bật trong tâm trí em.

 

Phần ".........." là bạn điền thông tin của mik vào nha

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Khanh
31 tháng 12 2022 lúc 17:25

tham khảo:

mở bài:

 " Các em đã chuẩn bị vào tiết học của chúng ta chưa nào!", hôm nào cô cũng nói vậy khi chuẩn bị vào tiết học của cô. Cô Uyên-giáo viên tôi luôn ngưỡng mộ.

kết bài:
 " Thôi, các em chuẩn bị sách vở để về đi", cuối giờ cô luôn luôn nói vậy. Đó là thời gian mà lớp tôi buồn nhất, vì phải tạm biệt cô nhưng sáng tôi luôn được gạp cô. Tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng học thật giỏi để được đứng trên bục giảng giảng bài cho học sinh.

Bình luận (0)
Hương Giang Vũ
31 tháng 12 2022 lúc 23:36

MB:

"Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cứ ngỡ
Cô giáo là cô tiên"

Mỗi khi nghe được câu hát ấy, lòng em lại xao xuyến không thôi nhớ về cô .... - người đã dìu dắt em đến với bến bờ của tri thức

KB: Vậy đấy, cô đã để lại cho em những kỉ niệm giản dị,thân thương. Những kí ức không thể phai mờ về người cô đáng kính. Em hứa rằng sẽ học thật tốt để trở thành một công dân có ích cho đất nước. Công ơn cô sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn: "Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 12 2021 lúc 23:27

\(21_{10}=10101_2\)

Bình luận (0)
Phạm Thị Trà Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Minh
23 tháng 12 2021 lúc 8:06

\(\Leftrightarrow14-\frac{72}{-\left(8+x\right)}=-23\)

\(\Leftrightarrow37+\frac{72}{8+x}=0\)

\(\Leftrightarrow37\left(8+x\right)+72=0\)

\(\Leftrightarrow296+37x+72=0\)

\(\Leftrightarrow37x=-368\Leftrightarrow x=-\frac{368}{37}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
huyền trang
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
1 tháng 9 2018 lúc 21:33

Học tập là điều mà bất kì thế hệ trẻ lớn lên cần chú trọng và quan tâm nhiều nhất.Bản thân tớ cũng vậy và tớ luôn tìm ra cho mình những phương pháp học tập đúng đắn nhất.Việc tìm đúng nó sẽ giúp bạn phát triển không ngừng.Riêng tớ yếu tố học ở trường,học thêm,học ở bạn bè là rất quan trọng nhưng cũng không kém là việc bản thân tự rèn luyện và nỗ lực hết mình.Nếu tự mình lười nhát,buông lõng thì việc học tập ở bạn không còn gì để nói.Tớ rất vui nếu các bạn cũng có những phương pháp học tập thật tốt!hỳ
Phép lặp: từ học tập,tớ
Phép đồng nghĩa,trái nghĩa và liên tưởng: rèn luyện,nỗ lực(câu 3) lười nhát,buông lõng(câu 4) ở đây alf phép trái nghĩa
Phép thếhương pháp học tập đúng đắn -> nó
Phép nối:nếu,nhưng cũng không kém,và..

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng
1 tháng 9 2018 lúc 21:36

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vì học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Và hãy thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời

Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Minamoto Sakura
12 tháng 8 2017 lúc 18:03
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... II. Về tác giả Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy. - Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 21:04

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


Bình luận (0)
Mai Hà Chi
12 tháng 8 2017 lúc 22:47
I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.

- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.

Bình luận (0)
Phạm Thị Trà Giang
Xem chi tiết
minhnguvn(TΣΔM...???)
22 tháng 12 2021 lúc 20:50

=23 x (58-30) + 28 x 77

=23 x 28 +28 x 77

=28 x (23+77)

=28 x 100

=2800

học tốt bạn nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Trà Giang
22 tháng 12 2021 lúc 20:48

bài này là dạng nâng cao về toán tính nhanh, mik nghĩ là ẽ ít bạn trả lời đc 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Cát Tiên
22 tháng 12 2021 lúc 20:59

bằng 2800

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Cô Bé Yêu Đời
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
5 tháng 9 2016 lúc 17:21

Truỵen Thánh Giong có liên quan đến lịch sử mà thời nay vãn còn lưu dữ

Bình luận (1)
Bồ Công Anh
5 tháng 9 2016 lúc 17:22

Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Kim Ngân
10 tháng 9 2016 lúc 20:35

Liên quan là : Hội gióng, Làng gióng, Giặc Ân, thời kì đồ sắt phát triển, Vua Hùng

Bình luận (0)
amu lina
Xem chi tiết