Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:53

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:29

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
quỳnh anh shyn
26 tháng 11 2016 lúc 18:42

Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


 

Quách Triệu Ngọc Hân
15 tháng 12 2017 lúc 20:41

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Minh Triết Nguyễn
Xem chi tiết
DO BAO AN
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
12 tháng 1 2022 lúc 11:00

ko có lớp thôi tham khảo viết về mẹ nhe s

Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em - Bài tham khảo 1

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn da trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

 

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

Xin giấu tên
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 16:44

Mở bài: Giới thiệu về trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

 

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

 

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…Tên trường mang tên phó chủ tịch nướcTượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

 Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của emVun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

Phạm Thị Trâm Anh
16 tháng 11 2016 lúc 16:45

mb: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
tb: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
kb: khẳng định lại t/cảm
 

Le Mymy
13 tháng 9 2017 lúc 16:18

Lên google xem😉

Reton VN
Xem chi tiết
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:56

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Đo Đức Thắng
16 tháng 10 2023 lúc 20:01

Hay quá bạn

 

Ninh Nguyễn Trúc Lam
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:10

1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

Linh Phương
9 tháng 11 2016 lúc 20:19

Dàn bài
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

Xem chi tiết

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Nguyễn Từ Ninh
22 tháng 12 2019 lúc 20:30


Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo quân và dân ta đấu tranh để dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. với sự nghiệp thơ văn của mình, bác đã chứng minh mình là người văn võ song toàn. Các tác phẩm của Bác đều nói về cuộc sống thường ngày, những cảnh khổ cực mà nhân dân ta phải chịu dựng. trong những sáng tác của Bác có thể xem nổi bật nhất là bài Rằm tháng giêng.
Bài thơ Rằm tháng giêng được Bác sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp, một cuộc chiến hết sức ác liệt. bài thơ được Bác sáng tácneeu lanh cảnh đẹp về một đêm trăng , thể hiện nên tình cảm yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đồng thời nhắc đến tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuânTâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằmTình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sángPhong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của BacNghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Khách vãng lai đã xóa
四种草药 - TFBoys
22 tháng 12 2019 lúc 20:31

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm .Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn 2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng .Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bác Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Khách vãng lai đã xóa