liệt kê những ý mà em tìm đc để viết đoạn văn về bác hồ
viết đoạn văn trình bày hành động của em sau khi được học tập đức tính giản dị của bác hồ. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 1 phép liệt kê và gạch chân và cho biết kiểu liệt kê
Sau khi em học đức tính giản gì của Bác Hồ, em thấy:
-Khâm phục về người chiến sĩ anh hùng
-Bài học cho em trong những lần tiếp theo, là một tấm gương để học tập
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì,không ăn chơi đua đòi, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.Bài văn sự dụng kiểu liệt kê theo từng cặp
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu chứng minh về sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết (trong đó sử dụng phép liệt kê ) ghi rõ phép liệt kê
Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Vào đầu năm học, do em muốn thử sức của bản thân nên khi cô giáo muốn bầu ra lớp trưởng thì em đã tự đề cử bản thân. Trong một năm học, em luôn cố gắng để hoàn tốt các nhiệm vụ được giao nên em được cô và các bạn nhận xét là:
- Gương mẫu
- Chăm chỉ
- Học giỏi
- Tốt bụng
- Thân thiện
Khi nghe cô và các bạn nhận xét như vậy, em thấy rất vui và tự hào vì thành quả mà mình đã cố gắng suốt trong một năm học và em cũng sẽ cố gắng để trở thành một lớp trưởng tốt hơn nữa.
viết đoạn văn từ 5-7 câu về đức tính giản dị của Bác Hồ trong đấy có sử dụng phép liệt kê và câu rút gọn
tk
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:
(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)
a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?
b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.
c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông điệp nào?
e/em hãy tìm nghệ thuật liệt kê trong đoạn văn trên.Tác dụng của nghệ thuật đó.
g/qua đoạn văn trên em hãy viết 1 đoạn văn chỉ để lòng kính yêu thương bác hồ .Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động , 1 câu chủ động , 1 câu đặc biệt . Đoạn văn từ 8 đến 10 câu chỉ ra câu chủ động , bị động
Câu 2:Em hãy viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội (ngữ văn tập 2 ) nêu nội dung của ba câu tục ngữ đó.
giúp mình với ngày mai mình kiểm tra rồi
Viết một đoạn văn kể về người mà em yêu quý nhất trong đó phải có sử dụng danh từ chung; danh từ riêng và cụm danh từ
gạch chân những từ đó hoặc liệt kê ở cuối bài
LƯU Ý: KHÔNG CHÉP VĂN MẪU
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
Trân là một người bạn thân nhất của tôi, phải nói như vậy vì thực chất tôi có khá là nhiều đứa bạn cùng lớp và Trân cũng vậy. Trân hầu như chỉ chơi thân với tôi vì chúng tôi hiểu khá là rõ nhau, hiểu được tính cách của nhau lại còn hay tâm sự với nhau nữa. Thật thú vị mặc dù tôi và Trân tính cách thì hoàn toàn trái ngược nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về hình dáng bên ngoài. Trái với cái tính nóng nảy của tôi, thì ngược là Trân rất điềm tĩnh. Trân có đôi mắt to, khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng . Chúng tôi điều rất thích môn tin học. Việc đó cũng đồng nghĩa là chúng tôi điều rất giỏi các việc có liên quan đến in-ter-net . Chúng tôi là đôi bạn thân k thể tách rời.
- Trong bài có thể có rất nhiều danh từ nhưng mình chỉ in đậm vài từ thôi nhé.
- Từ in nghiêng là từ mượn, từ in đậm là danh từ
Hãy tìm các phép liệt kê trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng và phân loại các kiểu liệt kê mà tác giả đã sử dụng. các bạn giúp mình với ❤❤❤❤❤
bạn tham khảo nha:
- Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng , tất cả vì nước, vì dân , vì sự nghiệp lớn , trong sáng , thanh bach , tuyệt đẹp
-Con người bác , đời sống của bác giản dị như thế nào , mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống
- bác suốt đời làm việc , suốt ngày làm việc .....từ nơi làm việc tới phòng ngủ , nhà ăn ...
- Tường , Kì , Kháng , Chiến , Nhất , Định , Thắng , Lợi!
*tác dụng là nói lên cuộc sống giản dị , thanh bạch của bác
Từ hình ảnh Bác Hồ trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” em thấy ở Bác có những đức tính đáng kính nào? Thế hệ trẻ ngày nay có thể học hỏi những gì ở những đức tính đáng quý ấy? Em hãy viết đoạn văn 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ ý kiến của mình về vấn đề này MÌNH ĐANG CẦN GẤP Ạ !!!!!
Cho mình 1 like nha ;D
Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm đã vẽ lên chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao.
Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Câu chuyện mở ra ở chiến khu vào một đêm đông giá rét khi Bác ở trong rừng sâu cùng các chiến sĩ. Qua lời kể của anh đội viên, ta thấy Bác hiện lên thật giản dị, đẹp đẽ.
Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người, được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về khuya bác vẫn chưa ngủ:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm, Bác lo cho chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm áp, cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang chăm lo cho những đứa con của mình. Bởi vậy mà anh thanh niên đã phải thốt lên: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” . Tình cảm yêu thương bao la của Bác còn ấm hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn có thể sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người chiến sĩ.
Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình vì vẫn thấy Bác đang ngồi “đinh ninh” , anh nằng nặc, tha thiết mời Bác ngủ. Giọng anh vô cùng chân thành, đó là lời nói sâu thẳm từ trong trái tim, thể hiện nỗi lo lắng cho sức khỏe của Bác. Đáp lại anh, lời nói của Bác thật chân tình, ấm áp: Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc. Tình cảm yêu thương, quan tâm, lo lắng của Bác cũng được thể hiện trực tiếp qua lời nói: Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển. Trước tấm lòng của Bác, anh đội viên đã có một hành động thật tự nhiên, chân thành “anh thức luôn cùng Bác” .
Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)
b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)
c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.