Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 10 2017 lúc 12:26

Gợi ý làm bài

a)Vị trí địa lí: nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biên Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

b)Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

-Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+       Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

+       Khí hậu: đa dạng, phân hoá.

+       Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.

+       Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

-Tài nguyên du lịch nhân văn:

+       Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên).

+       Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+       Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

c)Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội

-Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con người Việt Nam mến khách; có đội ngũ lao động đông họat động du lịch đã qua đào tạo (am hiểu lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá trong và ngoài nước; năng động, thông thạo ngoại ngữ,...).

-Nước ta hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

-Mức sống của người dân ngày càng nâng lên; trình độ dân trí của ngươi dân nâng lên, người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đất xa lạ,...

-Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ổn định,...

Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
27 tháng 2 2016 lúc 20:12

Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch

a) Vị trí địa lí :

- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia, Biển Đông, thuận  lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

b) Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

- Tài nguyên du lịch tự nhiên :

    + Địa hình : Có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

    + Khí hậu : đa dạng, phân hóa. Nước : sông, hồ, nước khoáng, nước nóng. Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

- Tài nguyên du lịch nhân văn :

    + Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hóa thế giới (quần thể kiến trúc cố đo Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản vi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên).

   + Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân. Tài nguyên khác : Làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

c) Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội :

- Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con người VIệt Nam mến khách; có đội ngũ lao động đông hoạt động du lịch đã qua đào tạo (am hiểu lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa trong và ngoài nước; năng động, thông thạo ngoại ngữ...)

- Nước ta hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...)

- Mức sống của người dân ngày càng nâng lên; trình độ dân trí của người dân nâng lên, người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đất xa lạ,...; tình hình kinh tế, xã hội ,chính trị ổn định,....

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 4 2019 lúc 3:07

Đáp án C

Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
12 tháng 9 2023 lúc 1:08

Tài nguyên cho phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta:

- Công nghiệp: thuỷ sản => phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản; khoáng sản biển => phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Nông nghiệp: thuỷ sản, muối,...

- Giao thông vận tải biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá,... => thuận lợi xây dựng cảng biển,...

- Du lịch: nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan xanh tốt.

Em tìm hiểu về trữ lượng, phân bố, đặc điểm các tiềm năng được in đậm nhé.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 8 2017 lúc 16:49

Đáp án: A

Giải thích: Vùng biển Nam Bộ có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng thiên tai bão, sạt lở bờ biển, gió mùa đông bắc,…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 9 2018 lúc 5:28

Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:

  * Có tài nguyên du lịch phong phú:

   - Tài nguyên du lịch tự nhiên:

      + Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…

      + Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).

      + Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).

   - Tài nguyên du lịch nhân văn:

      + Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, thành Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…

      + Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…

      + Làng nghề; gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh Trì (Hà Nội)…

  * Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

  * Vị trí giao thông thuận lợi với các vùng trong nước, với nước ngoài. Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng.

Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Vladimir Putin
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 8 2018 lúc 17:14

* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Duyên hải Nam Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước (Đà Nng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), và nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.

+ Khí hậu: có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Binh Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử.

· Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

· Di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi).

+ Có các l hội truyền thống: Tây Sơn (Bình Định), Tháp Bà (Khánh Hòa), Katê (Ninh Thuận).

+ Làng nghề truyền thống: gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận).

* Các lợi thế khúc về kinh tế - xã hội

- Duyên hải Nam Trung Bộ có s dân tương đối lớn, thị trường du lịch khá rộng, người dân ở đây mến khách; có đội ngũ lao động đông đảo họat động du lịch đã qua đào tạo.

- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.

- Tình hình kinh tế ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm,...