* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Duyên hải Nam Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), và nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.
+ Khí hậu: có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Binh Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử.
· Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
· Di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi).
+ Có các lễ hội truyền thống: Tây Sơn (Bình Định), Tháp Bà (Khánh Hòa), Katê (Ninh Thuận).
+ Làng nghề truyền thống: gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận).
* Các lợi thế khúc về kinh tế - xã hội
- Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân tương đối lớn, thị trường du lịch khá rộng, người dân ở đây mến khách; có đội ngũ lao động đông đảo họat động du lịch đã qua đào tạo.
- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).
- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.
- Tình hình kinh tế ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm,...