Câu văn "nói một cách khiên tốn, tôi là nột cô gái khá" chứ thành phần biệt lập gì và gọi tên thành phần đó
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập (gọi tên thành phần biệt lập đó) trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.(xin lỗi mik đăng thiếu 1 câu thôi)
em hỏi câu như thế này, không có đoạn văn nào thì trả lời sao em? =))?
Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó.
Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!” là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
+ Từ ngọn lửa bà nhen nhóm mỗi ngày, cháu nhận ra niềm tin, tình yêu thương, ngọn nguồn của tình nghĩa.
- Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, nhằm giải thích, nhấn mạnh về điều kì lạ và thiêng liêng với người cháu - bếp lửa - tình bà cháu.
g. Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó.
Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!” là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
+ Từ ngọn lửa bà nhen nhóm mỗi ngày, cháu nhận ra niềm tin, tình yêu thương, ngọn nguồn của tình nghĩa.
- Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, nhằm giải thích, nhấn mạnh về điều kì lạ và thiêng liêng với người cháu – bếp lửa – tình bà cháu.
Câu 1: Thế nào là khởi ngữ ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng khởi ngữ, chỉ ra khởi ngữ
Câu 2 : Thế nào là thành phần biệt lập ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng ít nhất 3 thành phần biệt lập, chỉ ra và gọi tên 3 thành phần biệt lập ấy
Câu 3 : Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu sau đó chỉ ra sự liên kết
Câu 4 : Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý, chỉ ra câu có hàm ý và nói rõ hàm ý của câu đó là gì ?
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó:
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác những hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sapa)
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về khổ 1 bài viếng lăng Bác( dùng 1 câu cảm thán, 1 thành phần biệt lập gọi tên thành phần biệt lập đó)
Tham khảo:
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương (thành phần phụ chú), nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Chao ôi! (câu cảm thán) Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”
1)Đoạn văn kể theo cách nào?PTBĐ chính
2)Xác định thành phần khởi ngữ trong câu in đậm,nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu đó?
3)Qua đoạn văn e cảm nhận được những vẻ dẹp gì ở nhân vật đó
1)
- Đoạn văn kể theo cách tự sự, điểm nhìn trần thuật rơi vào nhân vật Phương Định - nhân vật chính.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là tự sự.
2)
- Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm là "Còn mắt tôi".
- Tác dụng của khởi ngữ trên là: (mình triển khai ý cho bạn nhé)
+ bổ sung cho lời nói của các anh chiến sĩ lái xe và làm câu văn giàu ý nghĩa hơn
+ nhấn mạnh và làm nổi bật cái nhìn xa xăm từ đôi mắt Phương Định và đôi mắt sâu của cô
+ cho thấy rằng mặc cho phải sống và chiến đấu trên trọng điểm của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa và gian khổ, hiểm nguy, gần kề cái chết, Phương Định vẫn có những ước mơ và khao khát, hoài bão, suy nghĩ "xa xăm" về tương lai cũng như thực tại
+ Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ sự yêu đời, lạc quan và vô tư, hồn nhiên của Phương Định, thứ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp phẩm chất không phai mờ nơi thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
3)
Qua đoạn văn, em thấy được nét đẹp vô tư, trong sáng, hồn nhiên, nữ tính đầy kiêu hãnh nơi nhân vật Phương Định:
- Về hình thức bên ngoài, Phương Định tự hào nhận mình là "một cô gái khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Phương Định cũng vô cùng kiêu hãnh với đôi mắt, cửa sổ tâm hồn sâu rộng của mình, "thích ngắm mắt mình trong gương".
=> Phương Định vô cùng nữ tính, tự tin với những nét duyên dáng của con gái Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cô luôn tự hào về điều đó.
- Phương Định có nét cá tính, tâm lí kiêu ngầm rất nữ tính. Được các anh lái xe khen, cô cũng nghĩ thầm "xa đến đâu mặc kệ", tuy vậy khi ra chiến trường, phải đối mặt với những thử thách, cô vẫn quan tâm, biết nghĩ cho người khác và hơn hết sâu trong tâm vẫn luôn khâm phục những anh chiến sĩ, người đội mũ cối xanh có đính ngôi sao vàng.
- Dẫu cho phải sống và chiến đấu nơi cao điểm của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất, cô vẫn mang những nét nữ tính, trong sáng và mơ mộng riêng của bản thân. Chiến trường đầy hiểm nguy, gian khổ và đau đớn đã tôi luyện nét đẹp nữ tính, mơ mộng, trong sáng ấy của cô gái thành niềm kiêu hãnh để tiến lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng quân địch.
=> Qua nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cũng như ngoại hình nhân vật Phương Định, người là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc năm xưa.
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
2. Thành phần cảm thán | b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
3. Thành phần gọi - đáp | c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói |
4. Thành phần phụ chú | d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |
Tìm các thành phần biệt lập trong mỗi câu sau? Gọi tên thành phần biệt lập đó, cho biết công dụng của nó ?
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
b.Trong những hành trang ấy, có lẽ, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất .
c. Này, con có nghĩ như mẹ không ?
Vâng, con cũng nghĩ như mẹ.
d. Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
e. Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
=> TPBL cảm thán: Chao ôi,
=> Dùng để bộc lộ cảm xúc
b.Trong những hành trang ấy, có lẽ, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất .
=> TPBL tình thái: có lẽ
=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn
c. Này, con có nghĩ như mẹ không ?
Vâng, con cũng nghĩ như mẹ.
=> TPBL gọi đáp: Này, Vâng
=> Dùng để gọi hay nhắc đến ai đó
d. Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
=> TPBL: Chắc chắn
=> Dùng để khẳng định 1 vấn đề 1 cách chăc chắn
e. Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.
=> TPBL: có thể
=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn