Những câu hỏi liên quan
Hà Thu Thuỷ
Xem chi tiết
06 - Trần Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Tuyển
Xem chi tiết
Thái Hoàng Thiên Nhi
30 tháng 5 2018 lúc 16:37

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

Wall HaiAnh
18 tháng 6 2018 lúc 19:31

Bài làm

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

Vũ Thanh Thảo
Xem chi tiết

Em tham khảo :

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Trịnh Long
2 tháng 2 2021 lúc 9:55

MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ TB:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

thảo nguyễn
Xem chi tiết
Người Lạ Ơi
Xem chi tiết
VuongTung10x
29 tháng 9 2019 lúc 23:14

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ  “Sinh viên’Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.

Về vấn đề đạo đức của HS hiện nay (nói bao quát là đạo đức thanh thiếu niên - TTN), dư luận xã hội cho rằng: HS “chưa ngoan” là do “nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS”; và do môn giáo dục công dân (GDCD - tức môn giáo dục đạo đức) chỉ là môn học phụ.

Hai cách hiểu như thế về nguyên nhân khiến HS “chưa ngoan” - theo tôi - là không khoa học và chưa nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực đời sống xã hội, mà chỉ là sự nhìn nhận vấn đề một cách quá đơn giản, hời hợt, sơ sài, né tránh những gì mà họ cho rằng “phạm húy”(?).

Như chúng ta đã chứng kiến thường ngày, qua các phương tiện truyền thông và nhận định của Bộ Công an:  Tội phạm lứa tuổi TTN nói chung và tội phạm trong HSSV nói riêng đang gia tăng nghiêm trọng và có nhiều kẻ phạm tội rất man rợ, gây kinh hoàng cho xã hội và tạo tâm lý thất vọng về “một bộ phận không nhỏ” TTN đang sống rất buông thả, lười biếng học hành và lao động, yêu đương bừa bãi, ham hưởng thụ, thích quậy phá, coi thường luật pháp (chứ không phải là không biết gì về pháp luật!), sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền và ăn chơi - kể cả cướp của, giết người (thậm chí giết cả ông, bà, cha, mẹ...)!!! Song, nguyên nhân chính của tình trạng suy đồi đạo đức của TTN và HSSV là do đâu? Điều này lâu nay cán bộ các cơ quan có trách nhiệm, các chuyên gia tâm lý - giáo dục và các phương tiện truyền thông còn chưa bắt mạch được đúng; còn né tránh khi giải thích nguyên nhân và chưa nhìn sâu, nhìn thẳng vào vấn đề.

Trước hết, nói về môn GDCD. Đành rằng môn học này, chương trình và số tiết dạy (ở tiểu học và THCS) không nhiều bằng các môn văn, toán, nội dung SGK dù chưa hay, biên soạn chưa tốt, nhưng cũng dạy cho HS những điều cơ bản về đạo đức công dân, về lối sống, cách đối nhân xử thế đúng mực. Nhiều GV dạy môn GDCD có thể dạy chưa giỏi, chưa hay, ít vận dụng những điều nêu trong SGK với thực tế đời sống; nhưng nhìn chung, họ cũng chuyển tải được nội dung SGK đến với HS. Ở THCS và THPT, HS còn phải học các môn khác, nhiều tiết (giờ dạy) hơn, như văn, toán, lý, hóa, sử, sinh, địa, ngoại ngữ... Suy cho cùng, môn học nào cũng dạy HSSV những điều đúng đắn, tốt đẹp, đều hướng các em đến với chân - thiện - mỹ, đặc biệt là các môn KHXH&NV. Thực tế môn lịch sử nhiều năm là môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng tại sao HS học rất kém và cũng “chưa ngoan”? Nói khái quát: Nhà trường (cả xưa và nay) không bao giờ xa rời mục đích nhân văn và nhân bản khi truyền thụ kiến thức cho người học. HSSV có tiếp thụ được kiến thức hay không, có trở thành người tốt hay không, còn tùy thuộc vào môi trường gia đình và xã hội. Cho nên, không thể nhận định rằng: Vì môn GDCD (môn đạo đức) chỉ là môn phụ, ít giờ học, dạy không đạt chất lượng, không thi tốt nghiệp, nên HS “chưa ngoan”!

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều: Rất nhiều GV hiện nay thiếu quan tâm và rất ngại việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì giáo dục đạo đức thì phải căn dặn, nhắc nhở, phê bình và xử lý kỷ luật HS chưa ngoan, nên GV rất dễ bị HS và phụ huynh thù ghét, thậm chí xâm phạm đến danh dự và thân thể người thầy.

Về nhận định thứ hai, cho rằng: “Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS ...”, tôi thấy cũng là một nhận định phiến diện và rất hời hợt! Đành rằng, có một bộ phận các gia đình - mà trong đó các bậc cha mẹ là những người tử tế (Tôi nhấn mạnh hai chữ “tử tế”, đồng nghĩa với lương - thiện - đích - thực) bận rộn công tác, làm ăn, ít thì giờ dạy bảo con cái. Song, tôi xin hỏi vài điều:

Trong xã hội hiện nay, có bao nhiêu phần trăm các gia đình thực sự tử tế, thực sự sống lương thiện? Đừng dựa vào các con số “hoành tráng” mà vô nghĩa: địa phương nào cũng nhan nhản các “Khu (tổ) dân cư văn hóa”; nơi nào cũng 100% là các “Gia đình văn hóa”! Những con số do “bệnh thành tích” đẻ ra, làm cho những người trung thực, tự trọng và có lương tri cảm thấy nhức nhối, khó chịu và còn thấy xấu hổ! Bởi nó tô hồng, giả tạo, không đúng với thực tế.

Một thực trạng bức bối của xã hội thời kinh tế thị trường sơ khai và do Nhà nước buông lỏng quản lý xã hội, luật pháp không nghiêm! Những cái đó, làm cho đạo đức xã hội ... “lan tỏa” suy đồi nghiêm trọng! Nó làm cho rất đông, rất đông, rất nhiều những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị trở nên bất lương, nhiều kẻ trở thành tội phạm nguy hiểm. Ông cha ta có những câu thấm thía: “Rau nào, sâu ấy”; “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Con hư là tại mẹ cha/ Cháu hư là tại cả bà lẫn ông”. Quả thật, loài hổ dữ tất phải sinh “hổ dữ”. Con hổ không thể đẻ ra con thỏ, và ngược lại! Thế thì làm sao mà họ giáo dục được cho con cháu trở nên ngoan ngoãn, chứ chưa nói trở nên người tử tế?

Chủ tịch Hồ Chí Minh có minh triết: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt, thì xã hội mới tốt”. Câu ấy cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cũng như Bác rất chăm lo đến môi trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, kết hợp hài hòa với giáo dục nhà trường. Con trẻ được sinh ra trong một gia đình lương thiện, thì rất hiếm khi trở thành kẻ xấu, kẻ ác. Khoa học Âu - Mỹ đã chứng minh: Tội ác (và các tính nết của con người) có gen di truyền. Cố nhiên, theo lẽ biện chứng, thì hoàn cảnh xã hội có tác dụng rất lớn tạo nên tính cách con người.

Cho nên, vấn đề HS “chưa ngoan”, phải đồng thời nêu lên ba nguyên nhân chính: 1- Có rất nhiều gia đình có những ông bà, cha mẹ, anh chị không phải là người tốt. Sự thật (qua các biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và qua báo chí phản ánh) là có rất nhiều, rất nhiều người lớn không tử tế, không lương thiện. 2- Xã hội đang suy thoái về đạo đức, lối sống - trong đó có “một bộ phận không nhỏ” là cán bộ, công chức Nhà nước - kể cả nhiều người có chức vụ cao và rất cao. Điều này không cần phải chứng minh! 3- Văn bản hệ thống pháp luật còn nhiều yếu kém, sơ hở và xử lý pháp luật không nghiêm. Vì thế, muốn cho TTN và HS chăm ngoan, muốn có lớp trẻ tốt để đưa đất nước phát triển phồn vinh, thì trước hết phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục gia đình (Mỗi người lớn phải làm gương tốt cho con cháu noi theo); phải làm cho đạo đức xã hội thật-sự-trong-sáng, thật-sự-tốt-đẹp, đồng thời phải nâng cao chất lượng biên soạn các bộ luật và việc xử lý pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh; bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. Đây là một công cuộc cách mạng nhân văn rất to lớn, một yêu cầu vừa cần kíp vừa lâu dài của đất nước và thời đại, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải tiến hành thường xuyên, tích cực, bền bỉ.

Có người khuyến cáo rằng: Ngày nay, muốn cho đất nước phát triển, văn minh, thì chớ quá tập trung vào kinh tế mà xem nhẹ việc phát triển văn hóa - giáo dục và xử lý pháp luật nghiêm minh! Tiếc rằng, xã hội ta còn QUÁ HIẾM những con người trung thực và dũng cảm như thế! Chưa kể là còn QUÁ HIẾM những cái tai biết lắng nghe ý kiến của những người trung thực và thông minh!

TTN và HSSV sinh ra từ mỗi gia đình. Thời gian chủ yếu là các em sống với gia đình và giao tiếp ngoài xã hội. Gia đình chính là mái trường đầu tiên của mỗi người và cha mẹ chính là thầy giáo đầu tiên và suốt đời của các em! Thế nên, gia đình và xã hội có tốt, thì TTN và HSSV mới chăm ngoan, mới trở nên con người tử tế và có ích cho đất nước và dân tộc, mới thật sự nâng cao được chất lượng văn hóa và giá trị con người Việt Nam ta.

ngô thị bắp
Xem chi tiết
Nguyen Duc Nien
14 tháng 4 2023 lúc 20:03

câu này quen but em ko làm đc

Bảo ngọc lớp 6a3 Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
19 tháng 4 2022 lúc 20:06

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2023 lúc 20:25

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_