Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Anh Thư
Xem chi tiết
Mạnh
14 tháng 5 2021 lúc 21:54
Dài lắm ko rảnh
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
15 tháng 5 2021 lúc 9:39

1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 


+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 


+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

 
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
15 tháng 5 2021 lúc 9:41

2) Đặc điểm đồi núi nước ta:

- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

- Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 9 2017 lúc 18:10

Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.

Cảnh quan vùng núi thay đổi theo quy luật đai cao.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 8 2018 lúc 10:14

Nguyên nhân chủ yếu nói Việt Nam là xứ sở cả cảnh quan đồi núi là do đồi núi ở nước ta chiếm 3/4 diện tích tự nhiên còn vùng đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: D

hoangconan
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
13 tháng 5 2016 lúc 7:46

1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm
– Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam. 
– Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

2. Việt Nam là một nước ven biển 
– Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
– Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .
– Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
– Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

4. Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp 
– Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
Đông sang Tây
Thấp đến Cao 
Bắc xuống Nam 
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.

Ba Thị Bích Vân
31 tháng 3 2017 lúc 20:22

1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm
– Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.
– Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

2. Việt Nam là một nước ven biển
– Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
– Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .
– Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
– Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

4. Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp
– Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
Đông sang Tây
Thấp đến Cao
Bắc xuống Nam
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 4 2018 lúc 8:40

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
4 tháng 2 2016 lúc 8:44
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich. 
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích. 
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng. 
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. 
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. 
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. 
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. 
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi 
Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc ma từ giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động An pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở TB thấp dần ở ĐN. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đông bằng thường nhỏ.
uyên hoàng
Xem chi tiết
Knight™
28 tháng 4 2022 lúc 21:39

chời ạ hỏi đúng cái đề cương tui có lun:))

Vì :

Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích.

Đồi núi cao trên 2000m chiếm 1%.

Nguyễn Vương Phương Vy
28 tháng 4 2022 lúc 21:43

 - Vì :
 + Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ
 + Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%,

 + Địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%

 + Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông

Rhider
Xem chi tiết
Minh Anh
22 tháng 11 2021 lúc 8:49

câu 1

Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

Thanh Trọng Nông
Xem chi tiết

a) - Đặc điểm chung :

+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng : Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

+ Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

b) - Nguyên nhân : Đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.