Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Gia Linh
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
12 tháng 4 2022 lúc 15:03

Tham khảo
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi! Biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Câu đặc biệt: Chao ôi!
Phép liệt kê: hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm

Bình luận (0)
Phạm Chinh
Xem chi tiết
Trươngcute
Xem chi tiết
jack
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
23 tháng 3 2022 lúc 8:25

Tham khảo:

Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hà
23 tháng 3 2022 lúc 8:26

Nhà văn Phạm Duy Tốn là một nhà văn thành công, với nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó, không thể không nhắc đến nhân vật viên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay. Nhân vật này không có tên họ cụ thể, nhưng chỉ qua miêu tả cũng biết ông ta là một vị quan lớn, gánh những ước mong, tin tưởng của nhân dân. Vì họ gọi ông ấy là viên quan phụ mẫu cơ mà. Ấy thế nhưng, viên quan phụ mẫu ấy, lại chẳng quan tâm, đoái hoài gì đến những con dân của mình. Khi trăm họ đang lầm than, ngụp lặn trong nước lũ để tìm cách giữ lại chút gì đó cho mình. Thì ông ta lại điềm nhiên tận hưởng những thứ đắt đỏ, quý giá. Ông ta đến ngôi đình trên đồi cao, khô ráo sạch sẽ, rồi sung sướng đánh bài, ăn tổ yến. Ngài rung đùi, chép miệng, rồi ù, niềm hạnh phúc vỡ òa. Ngoài kia đê cũng vỡ, muôn dân đớn đau, tiếng kêu thấu tận trời xanh. Mà quan cha mẹ lại đang hân hoan khi thắng ván bài, chẳng mảy may quan tâm đến những gì xảy ra ngoài đình kia. Hình ảnh viên quan phụ mẫu độc ác, vô lương tâm ấy khiến độc giả phải căm phẫn, phải tức giận. Thật khó mà quên được.

 
Bình luận (0)
Nỗi Buồn Không Tên
Xem chi tiết
Phong Thần
9 tháng 8 2021 lúc 13:13

Tham khảo

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Đạo lý này muốn nói về lòng biết ơn, kính trọng của chúng ta đối với những người đã có ơn giúp đỡ, cưu mang, cống hiến,… Đạo lý này đã được răn dạy, giáo dục trong xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hành động, biểu hiện cụ thể. Đó là lòng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với các bậc cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã nuôi dưỡng, dạy bảo ta nên người. Đó còn là lòng biết ơn, tưởng nhớ muôn đời đối với thế hệ cha anh đã có công bảo vệ và dựng xây đất nước, cho chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hòa bình. Điều này được thể hiện không chỉ qua những hành động nhỏ của các cá nhân, tập thể, mà còn được thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước, nhân dân chủ trương xác lập những ngày lễ, ngày hội để bày tỏ lòng tri ân, biết ơn, và nhắc nhở chúng ta nhớ về những mốc lịch sử vàng son của dân tộc. Ví dụ như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Quốc khánh 2/9, ngày giỗ Tổ 10/3,… Có thể khẳng định rằng, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo lý về lòng biết ơn của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy tích cực truyền thống này để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

* CHÚ THÍCH: Câu có dấu chấm lửng là những câu được in đậm ở trên.

Bình luận (0)
Nhi hello
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Ly
15 tháng 4 2021 lúc 18:41

 Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốnvào những năm đầu thế kỷ 20. Là một truyện ngắn hiện đại mang những giá trị: hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát, cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn khổ của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết.

Bình luận (3)
Nguyễn Linh Ly
15 tháng 4 2021 lúc 19:51

Sống chết mặc bay là tác phẩm được in trên báo Nam Phong vào tháng 12 năm 1918, tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn. Là một truyện ngắn hiện đại mang những giá trị: hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát; quan phụ mẫu cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn khổ của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết. Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X, phủ X, vào lúc nửa đêm trong đình, 1 tên được nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu lại đang ung dung chơi tổ tôm trong đình, mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai. Nhưng đỉnh điểm khi được thông báo rằng đê đã vỡ, nhưng tên quan vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng, đem tội lỗi đổ đầu lên con dân. Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất, tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm - người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. 

 

Cho mình xin lỗi rất nhiều, mình vừa sửa xong, bạn xem lại ạ.

Bình luận (0)
Nhi hello
26 tháng 4 2021 lúc 20:28

8 CÂU NHA MÌNH VIẾT NHẦM

Bình luận (0)
Đào Duy Bách
Xem chi tiết
Ngọc Tuyền
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Khánh Linh
27 tháng 5 2022 lúc 18:53

Refer:

  Ở quê hương em cũng có rất nhiều lễ hội như đua thuyền, kéo co, chọi trâu, ném còn, đấu vật, (liệt kê)...(dấu chấm lửng)Nhưng trong số đó thì em thích nhất là lễ hội kéo co.Lễ hội này luôn mang đến cho những người xem ,nhất là trẻ em có thêm sự hứng thú ,vui  vẻ. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi.Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng.Và trò chơi này cũng thể hiện sự đoàn kết giữa 2 đội.Có như vậy thì nó sẽ mang lại chiến thắng cho họ.Dù trò chơi kết thúc mà cả 2 đội có 1 đội thua 1 đội thắng nhưng họ vẫn chẳng giận hờn gì nhau.Thời gian có trôi nhanh như nào đi chăng nữa thì em mong lễ hội kéo co này vẫn được giữ mãi theo thời gian.

Bình luận (2)