những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành giao thông vận tải biển?
nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành giao thông vận tải biển?(giúp dới ạ)
Thuận lợi:
- Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và với các nước trên thế giới.
- Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển kéo dài 3.260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.
-Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào, giao thông đường sông phát triển. -Ven biển có nhiều vũng, vịnh, nhiều hải cảng tốt.
Đâu không phải là điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta?
A. Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gi
B. Có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.
C. Vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.
D. Có các dòng biển đổi hướng theo mùa
Điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta không bao gồm Có các dòng biển đổi hướng theo mùa (xem các điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta tại sgk Địa lí 12 trang 132). Các dòng biển đổi hướng theo mùa vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự di chuyển của tàu thuyền tùy vào mùa gió
=> Chọn đáp án D
Điều kiện nào của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
B. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
C. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
Đáp án: D
Giải thích: Điều kiện của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển là nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
Câu 1: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành giao thông vận tải
Câu 2: Tại sao nghề làm muối lại phát triển ở cực Nam Trung Bộ
Câu 1: Thuận lợi:
- Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và với các nước trên thế giới.
- Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển kéo dài 3.260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.
-Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào, giao thông đường sông phát triển. -Ven biển có nhiều vũng, vịnh, nhiều hải cảng tốt.
Câu 2: Vì:
-Nước biển ở đó có độ muối cao.
- Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khoảng 300 ngày không mưa).
- Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.
- Nhân dân có truyền thống và nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.
Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông.
Đáp án: D
Giải thích: Điều kiện của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển là: Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
Tây Ninh có điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành giao thông vận tải?
Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh ta :
-Vị trí : Tây Ninh nằm trong tiểu vùng Đông Nam Bộ, nằm cận với TP-HCM, một trung tâm kinh tế xã hội lớn của cả nước, là cửa ngõ của mối giao lưu quan trọng của miền Đông Nam Bộ, là cầu nối giữa trung tâm TP-HCM và thủ đô Phnôm-Pênh
-Địa hình : Là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bô với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình bằng phẳng, ít dốc.
-Khí hậu :nhiệt gió mùa, ổn định, ít bão lụt.
-Mạng lưới sông rạch phân bố đều khắp với hai hệ thống sông lớn.
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành dịch vụ
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ven biển có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng: bãi biển, vườn quốc giá,...
+ Ít xảy ra thiên tai.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đông dân, mức sống cao. Có nhiều đô thị lớn.
+ Cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
+ Có sức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dương với Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).
- Chính sách phát triển nền kinh tế mở, tăng cường đầu tư dịch vụ.
Nước ta có những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản?
1. Những những lợi trong việc phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)
- Có 4 ngư trường trọng điểm là:
+ Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang
+ Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
- Nước ta có khoảng 1,2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản
- Thị trường xuấ khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU,…)
2. Những khó khăn chủ yếu
- Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Thuận lợi :
Về tự nhiên :
* Đánh bắt :
Có bờ biển dài 3620km thuận lợi cho 28/64 tỉnh thành khai thác kinh tế biển
Sản phẩm phong phú về loài : 2000 loài cá, 100 loài tôm, hàng chục loài mực và hàng ngàn loài vi sinh vật khác
*Nuôi trồng :
Dọc bờ biển có các bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ
Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt.
Khó khăn :
*Thiên tai : chủ yếu là bão.
*một số vùng ven biển thường bị suy thoái, nguồ lợi thủy sản giảm mạnh.
Về Xã Hội
-Nhân dân có tuyền thống đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản, có nhiều kinh nghiệm truyền đời này sang đời khác
-tàu thuyền được nâng cấp, ngư cụ, chế biến được trang bị tốt hơn
-Thi trường tiêu thụ rộng lớn ( Nhật bản, Mỹ, Châu Âu)
-Chính sách khuyến ngư của nhà nước
Khó khăn:
-Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
-Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
-Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế
Thuận lợi:
+)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
– Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2
– Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao(trữ lượng hải sản 3.9-4.0 triệu tấn)
– Có 4 ngư trường trọng điểm là:
+ Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang
+ Ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ
– Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, áo hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
-Nước ta có khoảng 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)
+) Điều kiện kinh tế-xã hội
– Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
-Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn
-Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản
– Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU..)
b) Khó khăn:
– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc.
– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy hải sản cũng bị đe dọa suy giảm.
– Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế
– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng đưuọc yêu cấu
Câu 1: Phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn khi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, giao thông-vận tải ở nước ta.
Câu 2: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ ở nước ta.
P/S: Làm ơn giúp mình với. Bài này mình đang cần rất gấp ạ. Cảm ơn các bạn rất nhiều
Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho