Có 1 ngày trôi qua thật ý nghĩa .Em hãy bộc lộ cảm nghĩ của em về ngày tháng đáng nhớ đó
Một ngày mới bắt đầu với niềm vui khó quên của em.Hãy tả lại một ngày mới gắn với kỉ niệm đó của em qua đó bộc lộ ý kiến,thể hiện suy nghĩ,cảm xuc,tình cảm của mình về niềm vui trong ngày mới khó quên đó
trong kì thi đua kỷ niệm chào mừng 40 năm ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 vừa qua trường em có tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa . em hãy nêu cảm nghĩ của mình về một trong những hoạt động ấy
Tại sao hổ lại nhớ về quá khứ của mình? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu nghi vấn có chắc năng bộc lộ cảm xúc.
Tham Khảo
Hai chữ "nào đâu" mở đầu khổ thơ, gợi nhắc một kỉ niệm đẹp đã lùi vào quá khứ. Sau mỗi câu hỏi tu từ là một khung cảnh vàng son của quá khứ được hổ vẽ ra: là nhưng đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy thơ mộng, lãng mạn; là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, không gian rộng lớn, hùng vĩ chúa sơn lâm nhìn ngắm giang sơn của mình đang dần thay đổi; rồi đến khung cảnh đầy âm thanh, màu sắc tiếng chim ca từng bừng trong buổi bình minh ru chúa sơn lâm vào giấc ngủ; khung cảnh tiếp theo hiện lên thật tráng lệ, chiều tà, màu đỏ của hoàng hôn hòa cùng với màu máu lênh láng sau rừng khiến không gian thêm phân huyền bí. Nhưng tất cả những khung cảnh ấy chỉ còn là kỉ niệm đẹp đẽ, câu thơ cuối cùng cất lên đầy ai oán tha thiết: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ tha thiết, khắc khoải của hổ. Dù nơi đại ngàn không còn thể một lần nhìn thấy, nhưng trong từng câu thơ ta thấy được khao khát mãnh liệt được giải phóng, được tự do. Tâm trạng của hổ cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, sống trong cảnh kìm kẹp, tù hãm của kẻ thù. Bởi vậy, tiếng thơ trong bài thơ càng nhận được sự đồng cảm lớn hơn từ bạn đọc.
Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả chân thực nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồng thời cũng cho thấy khát vọng từ do mãnh liệt của nó. Đằng sau hình ảnh con hổ cũng chính là tâm trạng, khát vọng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ
Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc :.“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Viết 1 đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về mùa mưa quê em.
(Trong đó có sử dụng TRỢ TỪ ,THÁN TỪ nêu ý nghĩa của TRỢ TỪ ,THÁN TỪ đó)
Hạn nộp:Thứ 5 Ngày 28 Tháng 10 Năm 2021
Viết một đoạn văn từ 7 - 8 dòng có chủ đề về một kỉ niêm đáng nhớ trong ngày khai trường của em.
Lưu ý:
-Các bạn có thể chọn bất cứ một ngày khai trường nào đó mà các bạn thích, miễn là ngày khai trường đó có một kỉ niệm thật đáng nhớ.
-Kỉ niệm mà các bạn viết trong bài phải thật đáng nhớ; chứ ko phải chỉ có mỗi "cảm xúc hồi hộp và lo lắng", rồi thì "mẹ dắt tôi tới trường", xong là "xung quanh ai cũng lạ hoắc"; đó chỉ là những thứ thường có khi bắt đầu làm quen với một nơi nào đó mà thôi.
-Yêu cầu mik đưa ra có hơi khắt khe một chút nhưng mong các bạn giúp mik. Cảm ơn các bạn nhiều.
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
"Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao"
Theo e, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ j của tác giả về người mẹ của mk? Hãy viết một đoạn văn diễn tả tình cảm đó
Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.
Câu 2:
a. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi ( tức ông giáo) qua hai câu văn: “ Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.” và “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”
b. Theo em tác phẩm đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn như thế nào?
Em tham khảo:
a,
Ta có thể hiểu ý nghĩa từ những lời của nhân vật "tôi" theo cách sau hiểu sau:
Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Chi tiết lão Hạc xin bả chó đã "đánh lừa" không chỉ đánh lừa ông giáo mà còn muốn đánh lừa cả người đọc, khiến cũng ta không khỏi xót xa, chua chát.
Thứ hai : "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ được tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng. Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của lão Hạc nói riêng và của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.
b,
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Lão Hạc
đừng báo cáo mình nha mình chỉ muốn thổ lộ nỗi buồn khi nhớ em gái thôi
' em ở xa nhớ báo về cho chị hiện em ổn không mi à những tháng ngày chị em mình bên nhau là niềm vui vô tận những tháng ngày em nằm cùng bà ngoại là nỗi nhớ đêm sâu chiều tàn ngày qua ngày em chưa về đây để nhắm nhìn trời mây nhắm nhìn gương mặt thương yêu này gương mặt đó luôn đẫm nước mắt khi em xa chị , chị yêu mi ở trên đó nhớ chăm ngoan học giỏi chị ko biết bao giờ đc về với em nhưng em hãy nhớ dù xa dến đâu chị vẫn về với em che chở ngày nắng rát da ngày mưa nát lòng chị yêu em
cảm ơn bạn tớ ko hiểu từ viết tắt
mik là mình
mình xinloi nha
Chớ để cuộc sống trôi tuột qua kẽ tay vì mãi đắm mình trong quá khứ hoặc mơ mộng ảo tưởng về tương lai. Hãy tận hưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc, bạn sẽ cảm thấy từng ngày trôi qua thật trọn vẹn. Ngu ngốc nhất không phải là thất bại, mà là không dám thử. “Một người tươi cười không có nghĩa là họ không có nỗi buồn. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng đối phó với nỗi buồn đó.”Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn. Bạn có 2 cách để thay đổi cuộc đời bạn từ bây giờ: Bắt đầu những hành động tích cực và ngừng ngay những hành động tiêu cực.
Why don't we live better today?