Trong đoạn trích,tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định độc lập dân tộc. liên hệ với nội dung đó trong văn bản '' Nam quốc sơn hà'' , em có nhận xét gì
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào Nhận xét gì về những yếu tố trên Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì. Tác dụng
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
C1:để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào? Yếu tố nào được kế thừa ở bài sông núi nước Nam, yếu tố nào mới được bổ sung?
C2: Qua bài Hịch Tướng Sỹ, viết đoạn văn 5-7 cảm nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
C3: trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiết đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái nào và tác hại của lối học ấy là gì?E thấy học sinh hiện nay có những lối học lệch lạc sai trái nào và hậu quả để lại là gì?
C4:Nguyễn Thiết đã nêu ra những phép học nào? E tâm đắc với phép học nào nhất vì sao?
Giup mik với ạ, mai kt rồi
C1:
Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.
Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
C2:
Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh.
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng.
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.
C3:
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.
C4:
Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:
- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? Những chứng cứ này đã tạo nên điều gì? Những chứng cứ này có sức thuyết phục không? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nó là gì?
Trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”,tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên những phương diện nào?Lời “tuyên ngôn độc lập” đấy có tác dụng ko?Vì sao?Hãy kể tên các bản “tuyên ngôn độc lập khác mà em biết?
Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Yếu tố/ Văn bản | Hịch tướng sĩ | "Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước | Tôi có một giấc mơ |
Luận điểm |
|
|
|
Lí lẽ và bằng chứng |
|
|
|
Mục đích viết |
|
|
|
Quan điểm |
|
|
|
Yếu tố/ Văn bản | Hịch tướng sĩ | "Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước | Tôi có một giấc mơ |
Luận điểm | - Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước. - Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau. - Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc. - Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.
| - Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. - Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. - Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. - Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. |
|
Lí lẽ và bằng chứng | - Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ. - Sự ngang ngược của quân giặc. - Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc. - Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau.
| - Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. - Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". - Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". - Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". |
|
Mục đích viết | Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. | Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. | Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. |
Quan điểm | Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc. | Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam. | Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng. |
" Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến đến một dân tộc anh hùng "
a) đoạn văn trích trong văn bản nào ? tác giả là ai ? b) nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả ?
c) Chỉ ra phương pháp lập luận chủ yếu của đoạn văn ?
“Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.” Từ câu chủ đề trên hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép. (gạch chân câu ghép)
gợi ý:
- 5 nội dung:
+ nền văn hiến lâu đời
+ lãnh thổ riêng
+ phong tục tập quán riêng
+ chủ quyền
+ lịch sử
- so sánh với Nam quốc sơn hà thì Nước Đại Việt ta đầy đủ hơn…
giải giúp em với ạ (lưu ý: KHÔNG THAM KHẢO TRÊN MẠNG VÌ BÀI NÀY EM PHẢI NỘP GẤP CHO CÔ Ạ) em cảm ơn nhiều.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua 5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.