Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2018 lúc 9:22

Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).

- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).

Bình luận (0)
Huyền My
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 10:28

Tham khảo:

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).

- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).

\(\Rightarrow\) Bằng những biện pháp trên cho thấy lối sống giản dị thanh đạm gần gũi của bác bác là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại sữa thanh cao và giản dị. Tác giả đã liên tưởng đến cuộc sống của các vị hiền triết xưa so sánh với cuộc sống của nguyên thủ quốc gia khác. Đó là một lối sống đẹp giản dị và thanh cao một lối sống có văn hóa đó là vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.

Bình luận (0)
Nguyễn Cẩm Uyên
15 tháng 9 2021 lúc 10:34

-kết hợp giữa kể và bình luận

-chọn lọc những chi tiết tiêu biểu

-đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt

-sử dụng nghệ thuật đối lập

\(\rightarrow\)vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị

Bình luận (0)
Maii Anhhs
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 7 2021 lúc 16:51

Tham khảo nha em:

1.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

2.

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thảo
17 tháng 9 2021 lúc 15:55

Giúp tui với m.n 

 

Bình luận (0)
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 15:57

Tham khảo:

Từ bao đời nay, vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh vẫn luôn là tấm gương sáng về một nét sống đẹp dành cho chúng ta. Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 14:01

bạn tham khảo

Qua truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Phù. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. 

Bình luận (2)
︵✰Ah
29 tháng 11 2021 lúc 14:02

Tham Khảo 
            Anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một con người có tình yêu sâu sắc đối với công  việc mình làm. Anh quan niệm : " Khi ta làm việc, ta với việc là đôi sao gọi là một mình được .Huống chi công việc của cháu  gian khổ là thật đấy nhưng nó đi,cháu buồn đến chết mất. "(Lời dẫn trực tiếp) .   Chỉ một câu nói ấy thôi đã đủ để cho ta hiểu anh yêu quý công việc của mình đến mức nào. Không chỉ là một người có tình yêu và trách nhiệm với công việc của mình, anh thanh niên còn là một người cực kì khiêm tốn. Tuy anh phải làm việc ở một nơi hẻo lánh, công việc lại vất vả như vậy nhưng chua bao giờ anh đề cao giá trị của mình (Câu ghép). Trái lại, anh còn ca ngợi và giới thiệu cho cô kĩ sư và ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn mình . Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn. Với anh, công sức mình bỏ ra chưa là gì so với những cố gắng của người khác. Có lẽ vì vậy mà anh càng phấn đấu hơn trong công việc của mình. Không chỉ vậy, anh còn là một người có tấm lòng rộng mở , hiếu khách và biết quan tâm những người xung quanh. Sống một mình giữa núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện và luôn cảm thấy thèm người.Anh thanh niên đã tiếp đón những người đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng chân thành, cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp.Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được , tặng cho cô kĩ sư bó hoa mình tự trồng.Đó chính là những biểu hiện của phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên- một trong những điều đáng quý có ở anh.

Bình luận (0)
thaivanan
Xem chi tiết
nguyễn phương linh
14 tháng 9 2021 lúc 18:41

Câu 1 Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lê. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập

 
Bình luận (0)
nguyễn phương linh
14 tháng 9 2021 lúc 18:43

Câu 2 Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 12 2019 lúc 6:13

- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai

- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả 

- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…) 

- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều

- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều 

→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật 

- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế 

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết