Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Gia Yến
Xem chi tiết
Hoàng Hải Đăng
22 tháng 3 2016 lúc 11:48

Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây thường chuyển sang màu chớm vàng hoặc đỏ. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào. Đến đầu đông nhiều cây đã trơ trụi lá.

Lá cây ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn là nơi để thoát hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời, thu sang, nhiệt độ cũng bắt đầu thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà giảm đi khiến lượng nước cây hút được cũng sụt giảm. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là qua mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít, ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của cây.

Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống.

Ở miền nhiệt đới tuy không quá lạnh giá, nhưng vào mùa đông, khí hậu rất khô hanh, nếu không trút bớt một phần lá, cây sẽ không thể cung cấp đủ nước cho lá.

 

đỗ thị ngọc huyền
5 tháng 1 2017 lúc 21:13

nhiều loài cây rụng lá về mùa đông.Vifkhi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp nhiều loài cây rụng bớt lá qua đó làm giảm tiếp súc với môi trường và làm giảm thoát hơi nước trên bề mặt lá

anh nguyet
29 tháng 4 2019 lúc 19:08

1- Vì vào mùa đông, môi trường thường khô nên cây rộng là để giảm thiếu sự thoát hơi nước, giữ nước để nuôi sống cơ thể cây.

Vkhanh
Xem chi tiết
scotty
28 tháng 4 2022 lúc 15:38

Vùng cực (vùng ở cực 2 đầu của trái đất) : Độ đa dạng thấp 

   - Do : Khí hậu lạnh giá không thích hợp với nhiều loại sinh vật để sống sót, thực vật cũng khó để phát triển trog điều kiện thời tiết lạnh nên rất ít loài sinh vật ăn cỏ sống ở đây

Vùng hoang mạc đới nóng : Độ đa dạng thấp, trung bình

   - Do : Khí hậu nóng bức vào buổi ngày và lạnh giá vào buổi đêm không thích hợp với nhiều loại sinh vật để sống sót, thực vật cũng khó để phát triển trog điều kiện thời tiết nóng nên rất ít loài sinh vật ăn cỏ sống ở đây, cũng do sợ chênh lệch nhiệt độ cực lớn giữa ngày và đêm nên ít sinh vật tồn tại được ở nơi này ngoài trừ các loài có cấu tạo cơ thể đặc biệt

Vùng nhiệt đới gió mùa : Độ đa dạng cao

   - Do : Khí hậu ấm, rất thích hợp với nhiều loại sinh vật để sống sót, thực vật cũng dễ để phát triển trog điều kiện thời tiết tố đất đai tốt, nguồn nước đầy đủ nên rất nhiều loài sinh vật ăn cỏ sống ở đây, do đó các loài ăn thịt cũng tụ tập ở đây

youtube user
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Trường
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
khoa trịnh
Xem chi tiết
Hquynh
21 tháng 3 2021 lúc 8:23

Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm
*Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm

Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm.
*Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm.

  
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 20:51

Trả lời:

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,... nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.

- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ

s/v < s/v

Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 20:49

Trả lời:

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt độ ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai đuôi. chi,... nhỏ hơn tai đuôi, chi của động vật hằng nhiệt thuộc cùng loài hay loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng nhiệt đới.

- Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.

Động vật có kích thước lớn Động vật có kích thước nhỏ

s/v < s/v

Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,...) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.... lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.

- Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 2 2019 lúc 13:34

     - Đối với động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu, cáo, hươu, thỏ,…) sống ở vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ S/V nhỏ làm giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

     - Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi,… lớn hơn động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có tác dụng tăng cường diện tích tỏa nhiệt của cơ thể. Ví dụ: Thỏ ở vùng ôn đới có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.

     - Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt cơ thể.

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
23 tháng 6 2019 lúc 9:44

Nhiệt độ chênh  lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của vùng Xê – ri – bê là:

370 − ( − 70 ) = 420

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
8 tháng 10 2017 lúc 14:07

Nhiệt độ chênh lệch của vùng Xi-bê-ri là:

37 – (-70) = 107oC