Những câu hỏi liên quan
Võ Nguyễn Anh Khoa
Xem chi tiết
Thy Khánh
11 tháng 3 2022 lúc 14:33

Giống nhau: đều là hình thức tổ chức công nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu


Khác nhau: về quy mô, tính chuyên môn hoá, trình độ..

*Điểm công nghiệp:

- Đồng nhất với một điểm dân cư

- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản

- Không có mối quan hệ giữa các xí nghiệp

*Khu công nghiệp tập trung
- Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bây)

- Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao

- Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong ngước, vừa xuất khẩu

- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp

Bình luận (1)
kodo sinichi
11 tháng 3 2022 lúc 18:24

tham khảo

Giống nhau: đều là hình thức tổ chức công nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu


Khác nhau: về quy mô, tính chuyên môn hoá, trình độ..

*Điểm công nghiệp:

- Đồng nhất với một điểm dân cư

- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản

- Không có mối quan hệ giữa các xí nghiệp

*Khu công nghiệp tập trung
- Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bây)

- Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao

- Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong ngước, vừa xuất khẩu

- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp

Bình luận (1)
vux lee
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
21 tháng 10 2023 lúc 13:07

Giống nhau:
- Cả khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp đều là những địa điểm tập trung sản xuất và kinh doanh.
- Cả hai đều có mục đích tạo ra sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khác nhau:
- Khu công nghiệp thường là những khu vực rộng lớn, tập trung nhiều nhà máy và xưởng sản xuất của các công ty khác nhau. Trong khi đó, trung tâm công nghiệp thường là những khu vực nhỏ hơn, tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất cụ thể.
- Khu công nghiệp thường có quy trình sản xuất đơn giản hơn và tập trung vào sản xuất hàng hóa. Trong khi đó, trung tâm công nghiệp thường có quy trình sản xuất phức tạp hơn và tập trung vào sản xuất dịch vụ.
- Khu công nghiệp thường có giá thuê đất và chi phí sản xuất thấp hơn so với trung tâm công nghiệp. Trong khi đó, trung tâm công nghiệp thường có giá thuê đất và chi phí sản xuất cao hơn do tập trung vào sản xuất dịch vụ.

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 4 2017 lúc 17:01

Chọn đáp án D.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 3 2019 lúc 17:33

Đáp án: B

Giải thích: So sánh đặc điểm khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX. TTCN ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.

- TTCN là hình thức ở trình độ cao, có nhiều ngành chuyên môn hóa, các xí nghiệp nòng cốt, ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT.

- KCN có ranh giới địa lí rõ ràng. TTCN gắn với đô thị vừa và lớn, ranh giới không rõ ràng, mang tính quy ước.

Như vậy, các nhận định ở đáp án A, C, D sai và B đúng.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
28 tháng 1 2016 lúc 11:38

* Các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta là:
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn 30 trung tâm công nghiệp khác nhau. Trong đó có 2 trung tâm công
nghiệp lớn là Hà Nội và TPHCM, 9 trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như Đà Nẵng, Vinh, Huế...và nhiều trung tâm công nghiệp
cỡ nhỏ .

- Các trung tâm công nghiệp cỡ lớn thường thì trong cơ cấu ngành của chúng có từ 6 - 8 ngành công nghiệp quan trọng.
          + TPHCM được coi là trung tâm công nghiệp lớn: dệt, may, CBTP, cơ khí, điện tử, hóa chất, du lịch, sản xuất vật liệu xây
dựng...
          + Hà Nội: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất...

- Các trung tâm công nghiệp cỡ trung bình là thường có từ 4-6 ngành quan trọng
          + Hải Phòng: Cơ khí đóng tầu, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch...
          + Hạ long: Cơ khí mỏ, khai thác than, du lịch, nghỉ mát, chế biến hải sản.
          + Vinh: Dệt, chế biến hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Huế: Chế biến thực phẩm, du lịch thắng cảnh, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Đà Nẵng: Được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Trung: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,
du lịch, nghỉ mát, vật liệu xây dựng, điện tử.
          + Biên Hòa: cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, điện năng.
          + Vũng Tàu: dầu khí, du lịch, chế biến thực phẩm, điện năng.
          + Cần Thơ là trung tâm công nghiệp trung bình lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, điện năng, du lịch xanh.
          + Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng...
          + Thái Nguyên: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, có nông sản điển hình như chế biến khai thác gỗ, du lịch thắng
cảnh.

- Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm thường có từ 1-3 ngành quan trọng điển hình là
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ chính là
các thành phố, tỉnh lị, thị xã do địa phương quản lý.

* Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước được hình thành trong các điều kiện sau
đây:
        + Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước
nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.
       + Hà Nội tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu than đá, hải sản, phíaTây bắc rất
giàu về thuỷ điện, với đồng bằng sông Hồng rất giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
       + Hà Nội có đội ngũ công nhân đông đảo, lành nghề có trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kỹ thuật tay nghề cao vào
loại nhất nhì cả nước.
       + Hà Nội có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh vì là thủ đô nên được Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển hiện đại
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện trên mà Hà Nội đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn mà điển hình là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm điện tử, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Thành phố HCM cũng là trung tâm công nghiệp cỡ lớn của cả nước được hình thành trong các điều kiện thuận lợi như sau:

- TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi vì TPHCM có cửa thông ra biển là Cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần đường
biển quốc tế đó là eo biển Malacca, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
       + TPHCM tiếp giáp với những vùng rất giầu tài nguyên thiên nhiên đó là thềm lục địa phía Nam rất giầu về khí đốt, dầu mỏ,
tiếp giáp với Tây Nguyên rất giầu về gỗ lâm sản, cây công nghiệp tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa lớn nhất cả
nước. Tiếp giáp với Campuchia nên thuận lợi trong giao lưu quan hệ với nước bạn.
       + TPHCM có nguồn lao động dồi dào lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nhiệu thợ giỏi, thợ bậc cao và rất
quen với tác phong làm ăn công nghiệp và cơ chế thị trường.
       + TPHCM có cơ sở hạ tầng rất hiện đại và lại ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đặc biệt là kiến trúc đô thị rất hiện đại.
       + TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi lại thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, nhiều dự án liên doanh nhất cả nước.
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi trên TPHCM đã hình thành ở 1 cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn điển hình là dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất cũng trên cơ sở phát huy tổng
hợp các nguồn lực thuận lợi trên mà TPHCM đã đạt được các chỉ tiêu công nghiệp so với cả nước thể hiện bằng các số liệu.
Qua các số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của TPHCM đều lớn hơn nhiều lần so với chỉ tiêu
phát triển của cả nước, đặc biệt chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, vì
thể ta khẳng định TPHCM cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Qua phân tích tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội và TPHCM ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
của TPHCM đều lớn hơn so với Hà Nội, đặc biệt giá trị sản lượng công nghiệp của TPHCM lớn gấp 4 lần so với Hà Nội. Chứng tỏ
TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, Hà Nội lớn thứ nhì.

* Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 trung tâm này.
- Giống nhau:
        + Cả 2 trung tâm đều có vị trí địa lý thuận lợi trong khi Hà Nội là thủ đô cả nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu... từ 7 miền đất nước thì TPHCM lại có cảng thông ra biển là Sài Gòn lớn nhất cả nước có sức hấp dẫn đối
với sự mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có nguồn lao động dồi dào nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao vào loại nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên điển hình Hà Nội tiếp giáp với vùng than
Quảng Ninh thì TPHCM tiếp giáp với vùng dầu mỏ khí đốt Vũng Tàu.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh trong khi Hà Nội được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng hiện
đại thì TPHCM được đế quốc Mỹ xây dựng hiện đại trong chiến tranh.
        + Cả 2 trung tâm đều có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước và nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm hiện nay đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hiện đại nhất cả nước làm cơ sở cho việc
thực hiện công nghiệp hoá và mở rộng hợp tác kinh doanh.

- Khác nhau:
        + Địa lý: Hà Nội nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TPHCM nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
        + Nguồn lao động ở TPHCM dồi dào hơn về số lượng (Hà Nội 2,4 triệu dân, TPHCM gần 4 triệu) và có thể nói TPHCM có
nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề hơn Hà Nội và quen với tác phong làm ăn công nghiệp với cơ chế thị trường hơn ở Hà Nội.
        + Cơ sở vật chất hạ tầng thì ở TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn so với Hà Nội vì Hà Nội mới bắt đầu được xây dựng và
bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
         + TPHCM có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn với nhiều ngành mới hơn, hấp dẫn hơn so với Hà Nội điển hiển là điện
tử và đặc biệt TPHCM có ngành sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất hiện đại ngang tầm quốc tế.
        + TPHCM đạt được chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhiều lần so với Hà Nội đặc biệt là giá trị sản lượng công nghiệp của
TPHCM lớn gấn 4 lần Hà Nội.
        + Hiện nay TPHCM vẫn được coi là trung tâm công nghiệp có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn và các hợp tác đầu tư nhất
cả nước và cụ thể là hiện đang có nhiều công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn lớn hơn nhiều lần so với Hà Nội.
 

Bình luận (0)
tuyết
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2017 lúc 9:27

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 4:17

HƯỚNG DẪN

− So sánh:

+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.

+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.

+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.

− Giải thích:

+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…

+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…

Bình luận (0)
Na Na
Xem chi tiết
Na Na
22 tháng 3 2021 lúc 21:27

ai giúp mik đi

Bình luận (0)
Trần Mạnh
22 tháng 3 2021 lúc 21:28

Bạn tham khảo câu 1 https://giaovienvietnam.com/so-sanh-dia-hinh-bac-mi-va-nam-mi-day-du-nhat/

Câu 2, TK:

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

* Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:

- Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970- 1973, 1980 – 1982.

- Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.

* Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ: máy bay Bôing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí . .

- Về sản phẩm nông nghiệp: lúa mì(canada), ngô(phaios nam Hoa Kỳ), 

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)