Những câu hỏi liên quan
Phát Tiến
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
28 tháng 12 2017 lúc 18:30

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

VD : củ gừng bỏ ở nơi ẩm.cây rau má bò trên đất ẩm...

Bình luận (0)
Dung Hoang
Xem chi tiết
Trần Minh An
15 tháng 2 2017 lúc 21:50

Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người là: Dâm cành, ghép cành, chiết cành và nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

những hình thức này đều có sự can thiệp của con người để cây xanh có thể sinh sản, sinh dưỡng đươc.

Bình luận (0)
Phương Thảo
18 tháng 12 2016 lúc 22:58

Hình thức : dâm cành , chết cành , ghép cành

Bình luận (3)
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Video Music #DKN
1 tháng 1 2017 lúc 0:02

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài của lá:

- Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá

-Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.

-Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung

-Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép

Lá trên cây xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

Câu 2: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là:

-Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. (VD: phúc lộc thọ, sắn, dâm bụt...)

-Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới (VD: bưởi, cam,...)

-Ghép cây: là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây khác ( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. (VD: bưởi, nhãn,...)

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi \(\rightarrow\) Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước

Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.

Câu 4: Các loại lá biến dạng như :

-Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ( VD: xương rồng,...)

-Lá biến thành tua cuốn, tay móc: móc vào trụ bám, giúp cây leo lên (VD: cây đậu hà lan, cành mây,...)

-Lá biến thành vảy: che chở cho thân rễ (VD: Cây dong ta,..)

-Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hoá mồi (VD: cây bèo đất, nắp ấm,...)

Câu 5: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

-Sinh sản bằng thân bò (VD: cây rau má,..)

-Sinh sản bằng thân rễ (VD: cây gừng,..)

-Sinh sản bằng rễ củ (VD: khoai lang,...)

-Sinh sản bằng lá (VD: lá thuốc bỏng,...)

CHÚC BẠN HỌC TỐT thanghoa

Bình luận (0)
Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 21:44

Câu 1: Đặc điểm bên ngoài: Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân, phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Có 3 kiểu gân lá: song song(lúa,tre), hình mạng(lá gai, dâu), hình cung(địa liền).

- Có 3 kiểu xếp lá trên thân: mọc đối(ổi, dừa cạn), mọc cách(dâu, mồng tơi), mọc vòng(dây huỳnh)

- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn(dâu, mồng tơi), lá kép(hoa hồng, phượng)

Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người:

- Giâm cành: Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Chiết cành: Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Ghép cây: Là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác ( gốc ghép ) cho tiếp tục phát triển.

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

Câu 3: Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi --------> Năng lượng + Khí các-bô-níc + Hơi nước

- Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp

Câu 4: Các loại lá biến dạng:

- Lá bắt mồi: Bắt sâu bọ. VD: Cây nắp ấm, cây bèo đất,...

- Lá biến thành gai: Giảm sự thoát hơi nước. VD: Xương rồng

- Tua cuốn: Giúp cây leo, bám, quấn. VD: Lá đậu Hà Lan

- Tay móc: Giúp cây leo lên cao. VD: Lá mây

- Lá vảy: Bảo vệ mầm thân, mầm lá. VD: Củ dong ta

- Lá dự trữ: Dự trữ chất hữu cơ. VD: Củ hành

Câu 5: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:

- Sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống,...

- Sinh sản bằng thân rễ: cây dong ta, riềng, nghệ, gừng,...

- Sinh sản bằng thân củ: khoai tây,...

- Sinh sản bằng lá: Lá thuốc bỏng,...

Bình luận (0)
Anh Triêt
31 tháng 12 2016 lúc 20:42

Câu 1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

Trả lời:

Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 11 2021 lúc 21:04

Có vẻ dài nhỉ?

1D

2A (cơ chế chứ sao lại cơ thể ta?)

3A

4C

5D

6C

7C

8B

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 5 2018 lúc 7:16

Đáp án: C

Cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân, rễ, lá: nghệ, trúc, dong ta. Cây sinh sản do con người cắt 1 đoạn cành giâm xuống đất ẩm mọc thành cây: sắn, rau ngót.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 5 2018 lúc 13:34

Đáp án: C

Cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân, rễ, lá: nghệ, trúc, dong ta. Cây sinh sản do con người cắt 1 đoạn cành giâm xuống đất ẩm mọc thành cây: sắn, rau ngót.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
13 tháng 3 2018 lúc 2:38

Đáp án C

Sắn có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng đoạn thân. Nghệ, trúc và dong ta có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ

Bình luận (0)
lê nguyễn bảo ngọc
Xem chi tiết
nguyenthuuyen
28 tháng 12 2017 lúc 15:05

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.
- ví dụ : - Thân bò : rau má, bèo cái, lục bình, ...
- Thân rễ : gừng, cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ mật, ...
- Rễ củ : khoai lang, ...
- Thân củ : khoai tây, ...
- Lá : lá thuốc bỏng, lá sống đời, lá cây hoa đá, ...

Bình luận (2)
nguyenthuuyen
28 tháng 12 2017 lúc 15:07

- Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp


- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Không bào : chứa dịch tế bào
Bình luận (1)
Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 16:56

Tế bào gồm :

+ Chất tế bào --> Nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

+ Vách tế bào ---> Làm cho tế bào có hình dạng nhất định

+ Nhân ---> Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

+ Lục lạp ---> Chứa chất diệp lục , quang hợp

+ Không bào ---> Chứa dịch tế bào

+ Màng sinh chất---> Bao bọc chất tế bào

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Mỹ Tiên
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
2 tháng 1 2017 lúc 17:05

1. Sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có 2 hình thức sinh sản chủ yếu:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

2. Nhận dạng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Trong quá trình sinh sản cơ thể mới được hình thành không qua giảm phân - Có quá trình phân chia tế bào (2n) theo cơ chế giảm phân để tạo thành giao tử (n)
- Cơ thể mới được hình thành từ các tế bào sinh dưỡng hoặc bào tử trong đó không phân biệt tính đực, cái - có sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) qua thụ tinh tạo thành hợp tử (2n) từ đó phát triển thành cơ thể mới (2n) theo cơ chế nguyên phân
- Giữ nguyên cấu trúc di truyền như cơ thể bố, mẹ, kém thích nghi khi môi trường có những thay đổi - Đổi mới vật chất di truyền do sự kết hợp giữa những yếu tố di truyền của cả bố lẫn mẹ theo những thể thức khác nhau nên các thế hệ con sinh ra có sức sống cao, dễ thích nghi hơn

3. Khái niệm:

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân.

- Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Có liên quan đến hai quá trình quan trọng là giảm phân và thụ tinh.

Bình luận (0)