Những câu hỏi liên quan
hoang anh
Xem chi tiết
Iravy Daisy
4 tháng 3 2018 lúc 10:03

Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:
- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...
- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...
- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...
- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...

Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).

2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:

Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch
Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.
- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:
- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.
- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:
- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Thứ sáu, quyền được học tập
Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:
- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

Thứ chín, quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

Bình luận (2)
Hoàng Đoàn
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
11 tháng 5 2022 lúc 13:19

Câu 1:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là 

undefined

VD về 1 quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến Pháp 2013:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về sức khỏe,danh dự và nhân phẩm

Câu 2:

4 việc làm của trường lớp,địa phương nơi em cư trú góp phần thực hiện quyền trẻ em:

-Học tập 

-Bảo vệ

-giáo dục

-Chăm sóc

Bình luận (0)
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
kodo sinichi
10 tháng 5 2022 lúc 18:04

các quyền cơ bản của trẻ em là :

- quyền học tập 

- quyền vui chơi 

-.........

ví dụ :

- em đc bố mẹ cho đi học tại trường 

- mỗi khi nghỉ hè em đc đi chơi

-..........

Bình luận (0)
18. Thảo Hương
Xem chi tiết

Câu 1:

Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện.

Câu 2:

-2 ví dụ về giáo dục trẻ em:

-Có các chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo vè học tập

-Lập quỹ giúp trẻ em nghèo có cơ hội học online

 

-2 ví dụ về xâm phạm:

-Ép buộc trẻ em bỏ học đi làm thêm

-Dạy các em những điều sai trái

~~~~~~~~ Câu 1 bạn tham khảo#~~~~

Bình luận (1)
Sun Trần
28 tháng 3 2022 lúc 13:58

Quyền giáo dục trẻ em là quyền mà trẻ em có thể được học tập, dạy dỗ. Được:

Tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, các chương trình giáo dục của Nhà Nước...

Đi học ở đúng độ tuổi.

Giáo dục một cách lành mạnh, trong sáng

2 ví dụ về quyền được giáo dục trẻ em :

- Cho trẻ em đi học

- Cho trẻ em tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao,..

2 ví dụ nói lên sự xâm phạm về quyền được giáo dục trẻ em:

- Không cho trẻ đi học, bắt trẻ ở nhà kiếm tiền để chuộc lợi cho bản thân

- Cấm trẻ em tham gia vào tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao

 

 

 

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
28 tháng 3 2022 lúc 7:48

Thao khảo câu 1:

Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa  bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi,  công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện.

Câu 2:

 - Được đi học.

- Được dạy dỗ tử tế.

Câu 3:

- Trẻ em không được đi học.

- Trẻ em không được giáo dục tử tế.

Bình luận (1)
Oanh Hoàng
Xem chi tiết
Phan Bá Quân
17 tháng 3 2018 lúc 20:01

Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:
- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...
- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...
- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...
- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...

Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).

2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:

Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch
Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.
- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:
- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.
- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:
- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Thứ sáu, quyền được học tập
Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:
- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

Thứ chín, quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

Bình luận (1)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 2 2018 lúc 6:56

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...

- Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...

Bình luận (0)
Free Roblox Ok
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Anh
Xem chi tiết
PHAN TAN NGOC THANH
28 tháng 7 2021 lúc 7:45

Có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em 

*Nhóm quyền tham gia , VD :được bày tỏ ý kiến , nguyện vọng của mình ,.....

*Nhóm quyền sống còn ,VD : được nuôi nấng và chăm sóc sức khỏe ,....

*Nhóm quyền bảo vệ , VD : bảo vệ trẻ em khi bị bóc lột , xâm hại ,....

Nhóm quyền phát triển, VD : được học tập , vui chơi , tham gia các hoạt động văn hóa ; nghệ thuật,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✿ℭôղɕ❄ℭɦúɑ❤
Xem chi tiết

1.Nếu không có các quyền lợi trẻ em thì trẻ em đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ không được chăm sóc cẩn thận,phải làm các công việc nặng nhọc,không được biết các thông tin về bản thân và thậm chí là không được đến trường,...

 

2.Các quyền của trẻ em Việt Nam là :

-Quyền sống

-Quyền được khai sinh và có quốc tịch

-Quyền được chăm sóc sức khỏe

-Quyền được chăm sóc,nuôi dưỡng

-Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

-Quyền vui chơi, giải trí

-Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

-Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

-Quyền về tài sản

-Quyền bí mật đời sống riêng tư

-Quyền được sống chung với cha, mẹ

-Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

-Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

-Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

-Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

-Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

-Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

-Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

-Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

-Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

-Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

-Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

-Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

-Quyền của trẻ em khuyết tật

-Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

 

3.Các bổn phận của trẻ em là:

-Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

-Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

-Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

-Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

-Bổn phận của trẻ em với bản thân

 

4.-Gia đình,nhà nước và xã hội cần có trách nhiệm bảo vệ tính mạng,thân thể,nhân phẩm,danh dự của trẻ em,cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em .

 Tất cả những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Bình luận (2)