cho mình hỏi về nghệ thuật và nội dung của tất cả các câu tục ngữ trong kì II
Hãy chia các câu Tục ngữ về con người và xã hội trong SGK thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm.
Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người:
a, Một mặt người bằng mười mặt của
● Nội dung: đề cao giá trị của con người, tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa.
● Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ.
b, Cái răng, cái tóc là góc con người
● Nội dung: Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình.
● Nghệ thuật: so sánh.
c, Đói cho sạch, rách cho thơm
● Nội dung: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.
● Nghệ thuật: Sử dụng tính từ
Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
d, Học ăn, học nói, học gói, học mở
● Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý.
● Nghệ thuật: so sánh.
e, Không thầy đố mày làm nên
● Nội dung: là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
● Nghệ thuật: không có
g, Học thầy không tày học bạn
● Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh.
● Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội
h, Thương người như thể thương thân
● Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
● Nghệ thuật: so sánh
i, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
● Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có tình nghĩa đó là khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa.
● Nghệ thuật: ẩn dụ
k, Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
● Nội dung: khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
● Nghệ thuật: ẩn dụ
Sưu tầm 10 câu tục ngữ cùng chủ đề về con người và xã hội. Nêu nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của các câu tục ngữ vừa tìm.
Nêu khái quát giá trị nội dung nghệ thuật của các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và tục ngữ về con người và xã hội
NỘI DUNG :
- tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : những câu tục ngữ về thiên nhiên và lđsx đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nd trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
Nghệ thuật :lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.
Tục ngữ về con người và xã hội :
Nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người phải có.Nghệ thuật: Những câu tục ngữ về con người và xã hội sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ làm tăng thêm giá trị biểu đạt. Nhiều câu tục ngữ mà có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:
- Ngắn gọn.
- Thường có vần, nhất là vần lưng.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài.
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ ''Đói cho sạch,rách cho thơm"
bạn tham khảo bài tớ nhé:
nguồn:Hoc24
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
Nêu đặc điểm nghệ thuật, nội dung câu và ý nghĩa của các câu thành ngữ trong 2 bài tục ngữ của SGK Văn 7 tập 2
b)Phân tích nghệ thuật, nội dung của một câu tục ngữ về con người và xã hội
Tham khảo:
1. Giá trị nội dung
Những câu tục ngữ về con người và xã hội đã tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
2. Giá trị nghệ thuật
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa
- Nội dung hàm súc, cô đọng.
Đói cho sạch, rách cho thơm:
- Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ
+ Đói, rách: sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống
+ Sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.
⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng
các pạn lm giúp mk câu này nha!!!
Trình bày ngắn gọn nội dung nghệ thuật của câu tục ngữ tấc đấc tấc vàng, nêu nội dung và nghệ thuật.
mong các pạn giúp mk, mk đang cần gấp
Bên cạnh nhưng giá trị của nó đó là những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Câu tục ngữ đã khẵng định được những giá trị quan hệ với nhau. Tấc đất tấc vàng có nghĩa là một tấc đât là mà ột tấc vàng nhưng với ông cha ta đó là nhưng công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay.
Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.
Ông cha ta nhằm khẵng định giá trị của đất, nó là một thứ muôn thử có thể làm ên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng.
Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc.
Có thể nói đây à mọt bài học đành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của đất. có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.
Ai giải giúp mình với
Cho câu tục ngữ:Đêm tháng năm chưa năm đã sáng,ngày tháng mười chưa cười đã tối
a,Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật trong câu
b,viết đoạn văn giải thích nội dung
c,Hãy tìm những câu tục ngữ có nội dung về thiên nhiên tương tự
a/ Bpnt : Từ trái nghĩa : đêm><ngày
Sáng>< tối
b/ bạn tự làm nhé , tớ có ý nghĩa đơn giản thế này thôi : tháng năm là mùa hè nên đêm ngắn ngày dài , thàng 10 mùa đông nên ngày ngắn đêm dài
c/ Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
Thàng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt
a)
Sử dụng từ trái nghĩaNói quáb) tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng"
Còn tháng mười ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu tây nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn,nửa cầu đông ít được chiếu sáng hơn nên xảy ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài,do đó mới co câu:"ngày tháng mười chưa cười đã tối".
c)
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
a) Biện pháp nghệ thuật trong câu :
- Sử dụng từ trái nghĩa :
+ Sáng >< Tối
+ Đêm >< Ngày
- Nghệ thuật phóng đại thậm xưng ( nói quá ): vì trên thực tế ngày tháng mười( mùa đông) ngắn nhưng không phải là" chưa cười đã tối"
b) Nội dung của câu văn :
Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.
c) Các câu tục ngữ tương tự :
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.Tấc đất, tấc vàng.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điềnNhất thì, nhì thục. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.