bài văn mẫu thuyết minh vè vườn quốc gia tràm chim
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Đồng Tháp.
B. Cần Thơ.
C. An Giang.
D. Cà Mau.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/186, địa lí 12 cơ bản.
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn ở vườn quốc gia tràm chim
Ở địa phương em có vườn quốc gia Tràm Chim, để bảo vệ và phát triển ổn định vườn quốc gia này cần có những biện pháp gì
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Vườn quốc gia Tràm Chim nằm ở phân khu địa lí động vật nào sau đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Nam Bộ.
D. Trung Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các vùng quốc gia nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Tràm Chim,Đất Mũi,Phú Quốc, U Minh Thượng
B.Đât Mũi,Côn Đảo,Bạch Mã,Kiên Giang
C.U Minh Thượng,Cát Bà,Núi Chúa,An Giang
D.Phú Quốc,Bù Gia Mập,Cát Tiên, An Giang
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
1. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ.
2. Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
3. Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn.
4. Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,... kéo về làm tổ ở những cây tràm.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. (1) và (3)
B. (2) và (3)
C. (1) và (4)
D. (2) và (4)
Đáp án cần chọn là: C
Những dạng biến động số lượngtheo chu kì là: (1) và (4).
Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian
viết bài văn 2 trang giấy thuyết minh về lễ khai giảng mà em từng tham gia
Đc chép mạng và văn mẫu
tham khảo nha bn
-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.
tk
Một năm học mới lại bắt đầu rồi! Sau hai tháng hè nghỉ học, cuối cùng em cũng được tới trường. Em dậy thật sớm đánh răng, rửa mặt, thay bộ quần áo đồng phục mẹ đã chuẩn bị cho em. Đeo chiếc khăn quàng đỏ trên vai, em hứa sẽ là một học sinh trưởng thành trong năm học này. Em ăn sáng thật nhanh rồi cùng bố tới trường. Trong lòng em tràn ngập niềm vui và những dự định mới. Tới trường, ai ai cũng vui mừng, kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè lí thú của mình. Hôm nay ngôi trường được trang hoàn mới đẹp làm sao! Bao nhiêu cờ hoa và băng rôn, khẩu hiệu được treo khắp sân trường nhìn thật thích mắt.
Em lên lớp mình, thấy các bạn mặc đồng phục, gương mặt tươi tắn. Năm học này, em được đón cô giáo chủ nhiệm mới. Cô tên là Nguyễn Lệ Tình. Hôm nay, cô mặc bộ áo dài truyền thống trông thật duyên dáng. Tiếng trống “Tùng! Tùng! Tùng!…” báo cho chúng em chuẩn bị kê ghế xuống sân trường, các bạn nhanh chóng làm theo. Lễ khai giảng bắt đàu, chúng em đón đại biểu bằng một hồi trống dài và những tràng pháo tay của học sinh. Tiếp theo là phần đón học sinh lớp một. Trông các em ai cũng lạ lẫm với ngôi trường mới, giọng nói của các thầy cô vừa ấm áp vừa gần gũi mà thân quen. Em nhớ như in hồi mới vào trường, mới là cô bé học sinh lớp một, mặt ngơ ngác mà giờ đây đã trở thành một học sinh cuối cấp. Sau đó là chào vờ và phần khai mạc giới thiệu của cô hiệu trưởng. Ấn tượng nhất với em là phần cô hiệu phó đọc thư chủ tích nước gửi các em học sinh nhân ngày tựu trường. Bức thu khuyên chúng em phải cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tiếp là cô hiệu trưởng đọc lại bài diễn văn của mình. Em rất xúc động khi nghe bài diễn văn ấy. Sauk hi đọc xong, cô thay mặt toàn trường gióng lên hồi trống báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Sau đó là chương trình văn nghệ.
Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ khai giảng gây ấn tượng chính là những sắc màu của pháo giấy được bắn lên cùng với những sắc màu của mọi chùm bóng bay. Đây là ngày khai trường em sẽ mãi không quên.
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ.
(2) Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(3) Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn.
(4) Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,... kéo về làm tổ ở những cây tràm.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì là:
A. (1) và (3)
B. (2) và (3)
C. (1) và (4)
D. (2) và (4)
Đáp án cần chọn là: B
Những dạng biến động số lượngtheo chu kì là: (1) và (4).
Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian
Đáp án tôi chọn là: B
Bởi vì theo tôi thì những dạng biến động số lượng theo chu kì là: (1) và (4).
Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian
viết bài tập làm văn số 5 lớp 8 thuyết minh vè cánh làm bánh trưng ngày tết
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.
Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.
Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.
Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.
Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!
Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.
*Ryeo*
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.