khi cho mẫu natri vào nước thì natri chạy trên mặt nước, có tia lửa và vo lại thành hình tròn
Cho mình hỏi tại sao khi bỏ viên natri vào nước lại có hiện tượng viên natri thành hình cầu và chạy lòng vòng trên mặt nước. Mong mấy bạn giúp !
theo pư Na+H2O=> NaOH+H2 thì na sẽ tác dụng với nước và do bề măt tiếp xúc chưa lớn nên nó sẽ mất một thời gian để tan. bạn hãy tưởng tượng nó như viên C sủi
Cho kim loại natri vào ống nghiệm đựng nước, hiện tượng quan sát được là
A. Mẫu natri tan dần
C. Xuất hiện khí không màu
B. Mẫu natri cuyển động trên mặt nước và tan dần
D. Cả B và C
D
\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\uparrow\)
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng một viên kẽm vào:
a, Nhúng viên kẽm vào dd HCl
b, Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn
c, Cho mẩu Natri vào nước đựng nước cất có pha thêm dd phenolphtalein
a, Chất rắn màu xám sẫm Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện bọt khí do khí Hidro (H2) tạo thành.
b, Cháy sáng trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt, tạo ra Al2O3 .
c, Mẫu Na chuyển động nhanh trên mặt nước , tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt đồng thời dung dịch chuyển sang màu hồng .
a) Hiện tượng :
- Viên kẽm tan dần trong dd axit
- Xuất hiện bọt khí không màu thoát ra
b) Hiện tượng : Có chất rắn màu trắng xuất hiện
c) Hiện tượng :
+ Mẩu Natri tan dần
+ Xuất hiện bọt khí không màu thoát ra
+ Dung dịch trong suốt chuyển dần sang màu đỏ
Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho một mẫu Natri (Na) vào cốc nước , rồi cho tiếp một mẫu quỳ tím vào sản phẩm
Hiện tượng: Mẩu Natri phản ứng mãnh liệt với nước, có khí thoát ra, quỳ tím hóa xanh
PTHH: \(Na+H_2O\rightarrow NaOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\)
Với một chai nước súc miệng 500ml có dung dịch Natri clorid nồng độ 0,9%,bạn An đổ vào nước có lòng cốc là hình trụ có đường kính 6cm,chiều cao 8cm với lượng nước dung dịch bằng cốc và đổ thêm nước cho cốc và khuấy đều.Hỏi lúc đó nồng độ dung dịch Natri clorid còn bao nhiêu phần trăm?(lấy 3,14 làm tròn đến 2 chữ số thập phân)
Đốt cháy mẫu giấy vụn
Đặt mẫu nến trên đĩa thủy tinh chịu nhiệt sau đó đun nóng khoảng 1-2 phút
Nhỏ 3-4 gioit5 dung dịch nitrat vào ống nghiệm có chừa 3 ml dung dịch natri clorua
Cho một lượng tím vào 2 ống nghiệm
Ống nghiệm 1: nhỏ nước vào và lắc đều
Ống nghiệm 2: đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn và đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. Sau đó đậy nắp đèn cồn và nhỏ nc vào ống nghiệm, lắc đều
Thí nghiệm nào có chất mới đc tạo thành
Những dấu hiệu nào cho biết có chất mới đc tạo thành?
1 Giấy cháy thành than Có sự tạo thành chất mới. Dấu hiệu: Giấy chuyển từ màu trắng sang màu đen
2
Mẩu nến tan ra thành lỏng rồi thành hơi
Ko tạo thành chất mới
3 Xuất hiện 1 chất rắn màu trắng Có sự tạo thành chất mới. Dấu hiệu: Xuất hiện 1 chất ko tan có màu trắng
4 -Ống 1: Thuốc tím tan ra
-Ống 2: Có chất rắn màu đen ko tan trong nước -Ống 1: Ko tạo thành chất mới
-Ống 2: Có tạo thành chất mới. Dấu hiệu: Xuất hiện sự thay đổi màu sắc tím sang đen, chất sau khi đun ko tan trong nước
Khi cho từ từ dung dịch NH4Cl vào dung dịch muối aluminat của natri trên ngọn lửa đèn cồn thì hiện tượng thu được:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan, không có bọt khí bay ra
B. xuất hiện kết tủa trắng không tan và có bọt khí bay ra
C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và có bọt khí bay ra
D. xuất hiện kết tủa trắng không tan, không có bọt khí bay ra
Đáp án : B
NH4+ + AlO2- + H2O à Al(OH)3 ↓ + NH3 ↑
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Chọn D.
+ Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính ướt.
- Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính ướt.
+ Sát mép chất lỏng với thành bình, mặt thoáng chất lỏng hơi bị cong gọi là mặt khum.
+ Nếu chất lỏng làm dính ướt thành bình thì mặt khum đó là mặt lõm, còn nếu chất lỏng không làm dính ướt thành bình thì mặt khum là lồi.
Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.
Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau :
(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
(b) Thuyền bốc cháy.
(c) Nước chuyển màu hồng.
(d) Mẩu natri nóng chảy.
Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là
A. 1
B. 2
C. 3.
D. 4