Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
- Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.
Hướng dẫn soạn bài " Lời tiễn dặn" - Trích "Tiễn dặn người yêu" -Truyện thơ dân tộc Thái - Văn lớp 10
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.
Lớp 7A của một trường dân tộc nội trú có 15 bạn người dân tộc H’Mông, 14 bạn người dân tộc Mường, 10 bạn người dân tộc Tày và 6 bạn người dân tộc Thái. Cô giáo muốn chọn ra 5 bạn để tham gia đội văn nghệ của trường. Em hãy giúp cô giáo tính xác suất trong 5 bạn được chọn ra có đủ cả các dân tộc H’Mông, Mường, Tày, Thái.
Giúp mình với ạ
Sĩ số của lớp 7A là: \(15+14+10+6=45\) nên số phần tử của không gian mẫu chính là số cách chọn 5 bạn trong 45 bạn.
Bạn đầu tiên có 45 cách chọn, bạn thứ hai có 44 cách chọn,..., bạn thứ năm sẽ có 41 cách chọn \(\Rightarrow\) Có \(45.44.43.42.41\) cách chọn ra nhóm 5 bạn, nhưng vì theo cách chọn trên, mỗi nhóm 5 bạn sẽ bị lặp lại \(1.2.3.4.5=120\) lần nên có tất cả \(\dfrac{45.44.43.42.41}{120}=1221759\) hay \(n\left(\Omega\right)=1221759\)
Gọi A là biến cố: "Trong nhóm 5 bạn được chọn có đủ các dân tộc H' Mông, Mường, Tày, Thái."
Ta thấy có các TH sau xảy ra:
TH1: Trong 5 bạn có 2 bạn của dân tộc H'Mông: Có \(15.14.14.10.6\) cách. Nhưng khi đó mỗi nhóm sẽ bị tính 120 lần (như trên) nên có tất cả \(\dfrac{15.14.14.10.6}{120}=1470\) cách chọn nhóm.
TH2: Trong 5 bạn có 2 bạn của dân tộc Mường thì tương tự, có \(\dfrac{15.14.13.10.6}{120}=1365\) cách chọn nhóm.
TH3: Trong 5 bạn có 2 bạn của dân tộc Tày: Có \(\dfrac{15.14.10.9.6}{120}=945\) cách chọn nhóm.
TH4: Trong 5 bạn có 2 bạn của dân tộc Thái: Có \(\dfrac{15.14.10.6.5}{120}=525\) cách chọn nhóm
\(\Rightarrow n\left(A\right)=1470+945+1365+525=4305\)
\(\Rightarrow P\left(A\right)=\dfrac{n\left(A\right)}{n\left(\Omega\right)}=\dfrac{4305}{1221759}=\dfrac{5}{1419}\)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dật giũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.
a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:
- Có sử dụng ngữ điệu.
- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:
- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…
- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…
Lê Lai người dân tộc nào? Quê ở đâu?
A. Dân tộc Tày, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa).
B. Dân tộc Nùng, quê ở Lũng nhai, Thanh Hóa.
C. Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa.
D. Dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa).
C. Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn, Thanh Hóa.
1) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc. Theo em, ngững chi tiết ấy có ý nghĩa gì đối với nôi dung câu chuyện?
2) Qua chi tiết các dân tộc Việt Nam đều sinh ra từ quả bầu, đều gọi anh em khốt kho là cha mẹ, tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?
3) So sánh cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của truyện sự tích các dân tộc (truyện cổ Ê-đê) và truyện con rồng cháu tiên (truyền thuyết của người kinh).
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
bạn giúp tôi trả lời câu :
hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với
cảm ơn
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"
Câu hỏi là gì vậy bạn ?
Tập chép :
Chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
? Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng ấy được viết như thế nào ?
- Các tên riêng trong bài chính tả là : Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Các tên riêng ấy viết hoa chữ đầu tiên.
Ý nghĩa của "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."