các dạng địa hình trên bề mặt trái đất
Trên bề mặt Trái Đất có những dạng địa hình nào ? Đặc điểm các dạng địa hình đó ?
núi: địa hình nhô rõ rệt thường có độ cao >1000 m so với mực nước biển
bạn tự làm tiếp nhé
Chỉ và nói tên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất trong sơ đồ dưới đây.
Các dạng địa hình:
- Đại dương
- Núi
- Suối
- Biển
- Sông
- Đồng bằng
- Hồ
- Đồi
- Cao nguyên.
Trình bày đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình chủ yếu trên bề mặt Trái Đất
hãy kể tên các dạng địa hình trên bề mặt trái đất ? đặc điểm của từng loại địa hình đó
ai đó giúp mik với
các dạng địa hình
cao nguyên, bình nguyên(đồng bằng),đồi
đặc điểm:sgk
Trên bề mặt Trái Đất có mấy dạng địa hình chính ? Kể tên
Địa hình của Trái Đất ở mỗi vùng mỗi khác. Nước bao phủ khoảng 70,8% bề mặt Trái Đất, với phần lớn thềm lục địa ở dưới mực nước biển. Bề mặt dưới mực nước biển hiểm trở bao gồm hệ thống các dãy núi giữa đại dương kéo dài khắp địa cầu, ví dụ như các núi lửa ngầm, các rãnh đại dương, các hẻm núi dưới mặt biển, các cao nguyên đại dương và đồng bằng đáy. Còn lại 29,2% không bị bao phủ bởi nước; bao gồm núi, sa mạc, cao nguyên, đồng bằng và các địa hình khác.
Bề mặt của hành tinh liên tục tự thay đổi theo thời gian dưới tác dụng của các quá trình kiến tạo và xói mòn. Các hình thái của bề mặt được tạo nên và biến dạng bởi các mảng kiến tạo liên tục bị phong hóa bởi giáng thủy, các chu trình nhiệt và các tác nhân hóa học. Sự đóng băng, sự xói mòn bờ biển, sự hình thành của các dải san hô ngầm, và sự va chạm với các mảnh thiên thạch lớn cũng làm thay đổi địa hình
Bề mặt trái đất gôm 4 dạng địa hình chính là:
- Núi
-Đồi
-Cao nguyên
-Bình nguyên
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
nhận biết các dạng địa hình bề mặt trái đất
1. Núi và độ cao của núi
+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
– Có 3 bộ phận : Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi :
+ Núi thấp : Dưới 1000m
+ Núi trung bình : từ 1000m-2000m
+ Núi cao : Từ 2000m trở lên.
2. Núi già, núi trẻ
a. Núi già
– Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
– Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
– Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
– Ví dụ: Dãy Uran, dãy Xcandinavi, ãy Apalat…
b. Núi trẻ
– Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
– Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
– Ví dụ: Dãy Anpơ (Châu Âu), dãy Himalaya (Châu Á), dãy Anđét (Châu Mĩ)…
3. Địa hình cacxtơ và các hang động
+ Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
– Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hang động: là những cảnh đẹp tự nhiên.
– Hấp dẫn khách du lịch.
– Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Ý nào sau đây lí giải không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất
A. Thường xuyên chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố nội và ngoại lực
B. Cường độ tác động của các nhân tố có sự phân hoá theo thời gian và không gian
C. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ
D. Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng, hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình
Ý nào sau đây lí giải không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất?
A. Thường xuyên chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố nội và ngoại lực
B. Cường độ tác động của các nhân tố có sự phân hoá theo thời gian và không gian
C. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ
D. Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng, hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình
Ý nào sau đây lí giải không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất?
A. Thường xuyên chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố nội và ngoại lực
B. Cường độ tác động của các nhân tố có sự phân hoá theo thời gian và không gian
C. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực có sự khác nhau giữa các cùng lãnh thổ
D. Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng,hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình
Giúp cho mình vs!!!! thanks các bn nhìu!!!!
Nêu các dạng địa hình bề mặt Trái đất ?
-Núi
- Đồi
- đồng bằng
- cao nguyên
Núi
Đồi
Đồng bằng (bình nguyên)
Cao nguyên
Bình nguyên là đồng bằng bạn nhé!