HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Cho dãy các chất: anilin, phenol, trimetylamin, axit fomic, axit aminoaxetic. Số chất trong dãy làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch và đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế một số nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường.
A. Khí hiđrô.
B. Khí butan.
C. Than đá.
D. Xăng, dầu.
Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+ và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
A. 48%.
B. 58%.
C. 54%.
D. 46%.
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Li
B. Os
C. Na
D. Hg
Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) và một ancol no, mạch hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 1,62 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lượng E sinh ra cần 1,68 lít O2 (ở đktc) thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn 4nE = nCO2 – nH2O. Thành phần % về khối lượng của Z trong hỗn hợp A là
A. 28,30
B. 14,47
C. 22,96
D. 18,87
Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,56.
B. 7,20.
C. 6,66.
D. 8,88.
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là các chất sau
A. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
B. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhung thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoat ra đều bam hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và gia trị của a lần lượt là
A. 3,2g gam và 0,75M
B. 4,2 gam và 1M
C. 4,2 gam và 0,75M
D. 3,2 gam và 2M
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32,00 gam đipeptit Ala – Ala và 27,72 gam tripeptit Ala – Ala – Ala. Giá trị của m là
A. 111,74 gam.
B. 90,6 gam
C. 66,44 gam
D. 81,54 gam