cho tớ hỏi một câu tế nhị :
làm sao để học giỏi tốt toan
guip mình đang cần sự trợ giúp
Câu 1: Thiên nhiên bao gồm những gì? Thiên nhiên có vai trò thế nào đối với cuộc sống con người? Em hãy nêu hiểu biết của mình về thiên nhiên quê mình. Học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Gia đình em đã đưa vào thiên nhiên để sống như nào?
Câu 2: Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Vì sao phải sống chan hòa với mọi người? Em hãy nêu một số ví dụ về việc làm của em hoặc bạn em đã làm thể hiện sống chan hòa với mọi người
Câu 3: Lịch sự , tế nhị là gì? So sánh lịch sự và tế nhị. Lịch sự, tế nhị được thể hiện khi nào?
Em hãy nêu một số biểu hiện của con người thể hiện lịch sự, tế nhị
Câu 4: Tích cực, tự giác là gì? Vì sao chúng ta phải tích cực, tự giác hoạt động tập thể, xã hội? Em hãy nêu một số hoạt động tập thể, xã hội mà em đã tham gia.
Câu 5: Mục đích học tập của học sinh là gì? Em hãy xác định mục đích trước mắt và mục đích lâu dài. Vì sao chúng ta cần phải xác định mục đích học tập? Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?
LÀM GIÚP MK VỚI
mình biết đây là chương trình dành cho toán học nhưng mình tin chắc 1 điều rằng vẫn có nhiều bạn giỏi văn, sử, địa, sinh, hóa, lý, công nghệ nên các bạn hãy giúp mình giải giùm câu này được ko bởi vì câu này mình không biets giải làm sao cả nên mình cần sự trợ giúp của các bạn bạn giỏi toán mình mong nhân được sự giúp đỡ từ các bạn mình các ơn. đề bài
Hãy nêu những cống hiến to lớn của Nghĩa Quân Tây Sơn? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua có ý nghĩa như thế nào
mình biết đây là chương trình dành cho toán học nhưng mình tin chắc 1 điều rằng vẫn có nhiều bạn giỏi văn, sử, địa, sinh, hóa, lý, công nghệ nên các bạn hãy giúp mình giải giùm câu này được ko bởi vì câu này mình không biets giải làm sao cả nên mình cần sự trợ giúp của các bạn bạn giỏi toán mình mong nhân được sự giúp đỡ từ các bạn mình các ơn. đề bài
Tại sao Nghĩa Quân Lam Sơn không tấn công thẳng vào Đông Quan mà lại đi đánh với Liễu Thăng?
các bạn giải giùm mình nha
Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược (giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.
Tượng đài chiến thắng Chi Lăng |
Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.
Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng bước (từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng) để dụ, dẫn địch vào thung lũng Chi Lăng.
Thế trận đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo, Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ghìm chân, căng địch ra mà đánh. Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó, quân của các địa phương (thổ binh, hương binh) được lệnh bí mật, bất ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường, buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung, lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân của các tướng Lê Lý, Lê Văn An (khoảng 3 vạn quân) ở các vị trí mai phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường” cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.
Gói địch lại mà diệt. Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành “khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong, vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba, kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.
Về phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày 03-11-1427 (tức 15-10 năm Đinh Mùi), các đạo quân của ta ở mặt trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” (Bình Ngô đại cáo).
Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.
cho nhan đề : một việc tốt mà em đã làm để kể câu chuyện theo nhan đề trên , em dự định sẽ kể những sự việc gì . diễn biến sự việc gì, nhân vật của câu chuyện là ai
các bạn giúp mình nhé mình tick cho 5 bạn luôn đang cần gấp
Thế nào là lịch sự , tế nhị . Nêu một vài biểu hiện lịch sự , tế nhị trong cuộc sống . Em có suy nghĩ gì về những việc làm đó
Nêu một vài biểu hiện chưa tốt về kỉ luật của lớp, tác hại và đề xuất biện pháp khác phục
các bạn giúp mình nha
Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người hiểu biết, có văn hóa
Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định của xã hội trong quan hệ người với người, thể hiện sự tôn trọng ngườI giao tiếp và người xung quanh
Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi con người
Mọi người ơi ch
o
tớ hỏi là làm sao để biết và làm toán tốt hơn chứ tớ học kém quá.Mọi người hãy giúp mình nha
bạn cứ chăm chỉ là đc thôi , ôn các dạng bài mà bạn chưa thành thạo , học tiếp các bài mới và làm đi làm lại cho thuộc thì bạn sẽ học tốt hơn đấy (mình cũng kém toán lắm nhưng giờ thfi mình đỡ hơn rồi)
Bước 1: Nghe cô giáo giảng bài
Bước 2: Xin phép cô giảng lại ( nếu ko hiểu )
Bước 3 : Học thuộc lý thuyết
Bước 4 : Vẽ sơ đồ tư duy
Bước 5 : Làm bài thực hành
Bước 6 : Nhẩm lại dạng toán đã học trước khi đi ngủ
Bước 7 : Xem lại sơ đồ tư duy khi mới ngủ dậy
Vậy là học tốt rồi nha, trong suốt những năm qua mik đều sử dụng phương pháp này đó!
Sau khi tốt nghiệp đại học, B quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm mây tre đan vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ B không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố B cho rằng: Làm ở đâu, nghề nào cũng được, quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Anh trai B hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. B rủ bạn Q, P cùng làm chung nhưng Q nói: Tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao, nghề nhàn. P cho rằng: Mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ti lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?
A. Bố B, anh trai B và B
B. Bố B, anh trai B và Q
C. P, Q và hai chị em B
D. Mẹ B, P và Q
B đã nhìn ra cơ hội và quyết tâm phát triển nghề truyền thống của gia đình. Bố B ủng hộ, động viên con theo đuổi ngành kinh doanh yêu thích và anh trai B sẵn sàng giúp đỡ em trai – những người hiểu đúng chinh sách giải quyết việc làm của nhà nước.
Đáp án cần chọn là: A
Sau khi tốt nghiệp đại học, Q quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm miến và tương vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ Q không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố Q cho rằng: làm ở đâu, nghề nào cũng được quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Chị gái Q hừa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. Q rủ bạn S,. X cùng làm những S nói: tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao nghề nhàn. X cho rằng: mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ty lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?
A. Bố Q, chị gái Q và Q
B. Bố Q, chị gái Q và S
C. S, X và hai chị em Q
D. Mẹ Q, S và X
Các bạn ơi, có ai biết một nhóm về Tin Học nào đó trên FB hoặc một diễn đàn Tin Học nào cho mình xin link với. Hiện tại mình đang có một thắc mắc liên quan đến Tin Học mà e rằng sẽ không hỏi được trên HOC24 nên mình cần sự trợ giúp gấp của những người khác trên đó. Cảm ơn các bạn nhiềuuu !!!
(mình xin phép đăng ở box Toán vì chắc nhiều bạn pro Tin cũng sẽ ở hết bên này, hiện tại đang rất gấp nên thông cảm cho mình với!)
vào nhóm dũng lại lập trình , mấy nhóm java , python, C ý
bạn cứ hỏi ở đây đi, chọn bừa môn học và chủ đề r hỏi