Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 11 2019 lúc 3:40

* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

* Nguyên nhân của nỗi buồn:

- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.

- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.

- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Bình luận (0)
Vinh Vịt
Xem chi tiết
Vu Hai Yen
17 tháng 12 2017 lúc 17:01

Lời thơ tự nhiên của 2 câu thơ đầu tựa như một lời than thở, lời bộc lộ tâm tình rất hóm hỉnh, tự nhiên.Cách xưng hô ngọt ngào, tạo cho lời than thở thêm gần gũi. Câu thơ đã thể hiện nỗi buồn chán, khôn nguôi của nhà thơ vì: đất nước mất chủ quyền, xã hội thối nát, bản thân có tài nhưng cuộc đời rất rủi ro, lận đận => Tất cả đã tạo nên nỗi buồn chán trong hồn thơ của Tản Đà.

Bình luận (0)
Hà Phương Trần
23 tháng 10 2018 lúc 19:29

Lời thơ tự nhiên của 2 câu thơ đầu tựa như một lời than thở, lời bộc lộ tâm tình rất hóm hỉnh, tự nhiên.Cách xưng hô ngọt ngào, tạo cho lời than thở thêm gần gũi. Câu thơ đã thể hiện nỗi buồn chán, khôn nguôi của nhà thơ vì: đất nước mất chủ quyền, xã hội thối nát, bản thân có tài nhưng cuộc đời rất rủi ro, lận đận => Tất cả đã tạo nên nỗi buồn chán trong hồn thơ của Tản Đà.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 11 2018 lúc 18:23

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

   + Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

   + Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc

   + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

   + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Bình luận (0)
NLCD
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 12 2018 lúc 15:03

Bạn tham khảo bài này:

Lời thơ tự nhiên của 2 câu thơ đầu tựa như một lời than thở, lời bộc lộ tâm tình rất hóm hỉnh, tự nhiên.Cách xưng hô ngọt ngào, tạo cho lời than thở thêm gần gũi. Câu thơ đã thể hiện nỗi buồn chán, khôn nguôi của nhà thơ vì: đất nước mất chủ quyền, xã hội thối nát, bản thân có tài nhưng cuộc đời rất rủi ro, lận đận => Tất cả đã tạo nên nỗi buồn chán trong hồn thơ của Tản Đà.

Bình luận (0)
vo le trinh
9 tháng 12 2018 lúc 16:37

Lời thơ tự nhiên của 2 câu thơ đầu tựa như một lời than thở, lời bộc lộ tâm tình rất hóm hỉnh, tự nhiên.Cách xưng hô ngọt ngào, tạo cho lời than thở thêm gần gũi .

Nguyên nhân của nỗi buồn: Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đôm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ. Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận ngườidân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp. Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Bình luận (0)
Thời Sênh
10 tháng 12 2018 lúc 20:38

Bài thơ có sức hấp dẫn do lời thơ tự nhiên, giản dị, có nhiều hình ảnh bắt nguồn từ trong các tác phẩm dân gian hoặc các điển tích thông dụng, đo tình thơ buồn chán mà chân thành.

Hai câu đề đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đời:

Đêm thu buồn lắm chị Hăng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi,

Đã “buồn’’, đã “chán”, lại gặp cảnh “đêm thu”, tâm trạng ấy dường như nhân lên gắp bội. Nhà thơ buồn chán vì chí hướng của mình không thực hiện được hay vì cuộc đời nghèo khổ, túng quẫn. Câu thơ cứ buồn trĩu xuống bằng những thanh bằng liên tiếp. Nhà thơ không chỉ chán một cảnh đời đang sống mà chán cả trần thế. Có lẽ vì thế mới nảy sinh cái ý “muốn làm thằng Cuội” muôn bỏ quách trần gian để lên ở trên cung quế với chị Hằng.

Tản Đà chán đời nhưng vẫn không quên đời. Lên với chị Hằng, ông vẫn tìm cách hướng về đời.

Rồi cứ mỗi năm rầm tháng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Đây là cái cười gì? Cười tình, cười sảng khoái, hả hê hay cười mỉa mai, khinh thị? Có lẽ phải hiểu đây là cái cách biểu lộ thái độ khinh bạc với đời. Vì sao ông lại chọn ngày rằm tháng tám chứ không phải là ngày khác để biểu thị sự khinh bạc đó? Chắc vì ông muốn nhân lên nhiều lần thái độ bất cần của mình với đời.

Tóm lại, tâm sự của Tản Đà là tâm sự kẻ buồn chán cuộc sông muôn tìm một nơi ẩn náu. Ông muôn tìm đến với thiên nhiên (ở đây là cung quế và chị Hằng), ẩn mình trong thiên nhiên để giễu cợt lại đời bằng sự kiêu bạc của mình.

Qua thơ Tản Đà ta còn thấy cái “ngông” thể hiện khá rõ:

Trước tiên, ngay đề bài đã lóe lên một cái gì không bình thường. Ai cũng biết thằng Cuội trong vãn học dân gian, trong ấn tượng của người Việt Nam gắn liền với cái thói nói dôi (cho nên mới có câu: “Nói dôi như Cuội”. Thế mà ở đây, Tản Đà lại Muốn làm thằng Cuội, cái ý muốn ấy thật khác thường, thật coi thường tất cả. Nó là một điều ngông.

Nhà thơ gọi Hằng Nga là chị xưng em ngọt xớt. Song trong bốn câu thơ sau này, ông lại có phần lả lơi với chị Hằng:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

Câu “Cành đa xin chị nhắc lên chơi” vừa nói cách lên cung Quảng lạ đời của ông, vừa có ý vị cười cợt của Xuân Hương. Chất đùa cợt lúc ẩn lúc hiện trong những câu thơ này khiến bài thơ lấy lại thế cân bằng, không lao sâu vào nỗi buồn chán giãi bày trong hai câu thơ mở đầu của bài. Trong cách xưng hô, trò chuyện của ông với chị Hằng, có ẩn chứa chút hơi ngông.

Ở hai câu cuối, tư thế nhà thơ và chị Hằng cùng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” cũng là tư thế khác thường so với quan niệm về quan niệm nam nữ thời ông đang sông. Nó cũng chỉ là cử chỉ ngông nghênh của ông dưới con mắt các nhà nho đương thời.

VI sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sông. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.

Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giải dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thợ nhưng câu nào cũng điêu luyện.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Khánh Lin...
Xem chi tiết
Phan Huy Bằng
10 tháng 1 2022 lúc 14:06

Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian.

Bình luận (1)
nguyễn hoàng khải phong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 12 2017 lúc 16:10

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Bình luận (0)
H2D
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
31 tháng 3 2020 lúc 7:59

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Yến Vi
3 tháng 4 2020 lúc 13:11

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa