Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thi Mai
9 tháng 7 2016 lúc 7:54

Đôi bàn tay mẹ đã chăm sóc và nuôi nấng tôi từ thuở tôi vừa lọt lòng. Đôi bàn tay ấy đối với tôi như lòng mẹ. Nó đã bị chai sần vì công việc đồng áng. Đôi bàn tay mẹ giờ không còn búp măng mà thay vào là một màu nâu sẫm,  gầy gầy xương xương. Chính đôi bàn tay ấy đã nuôi nấng tôi không kể những ngày nắng nóng hay mùa đông giá lạnh. Đôi bàn tay mẹ chính là ngọn lửa ấm áp, cơn gió dịu dàng  của lòng tôi. Những ngày tôi vừa lọt lòng là những ngày mẹ mệt nhọc nhất. Mẹ bế ẵm tôi ru tôi ngủ, chăm sóc cho tôi. Mẹ lúc nào cũng lo cho tôi không được ăn ngon không được mặc đẹp. Những đêm mẹ thức trắng để ru tôi ngủ là những đêm tôi không thể nào quên được. Tôi yêu đôi bàn tây mẹ nhất - đôi bàn tay gầy gầy xương xương đã chăm sóc cho tôi từ thuở lọt lòng 

 

Đặng Thị Cẩm Tú
9 tháng 7 2016 lúc 8:01

Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.

 

Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.

Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.

Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.

Huỳnh Thị Thiên Kim
10 tháng 7 2016 lúc 15:45

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta. Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,....Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã.đôi khi đôi bàn tay xạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá của mảnh đất SAPA này.đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được xung họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi.mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp.nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn.Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ.Mẹ cũng nói rằng:
-chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn.Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước


 Hơi lan man thì phải :D

phamquocviet
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 18:43

1/ Mở bài:

 

- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Dạ Nguyệt
24 tháng 10 2016 lúc 18:44

bài 1:

MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB:Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân
yêu của mình. Bên trong lớp đài
hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú
ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm,tiếng ve sầu kêu râm ran,
liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới
mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại
một cơn hoa rụng… Ba tháng hè
trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng
trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường,
phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những
giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ
thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào
các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi
gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa
phượng đã tàn, những chiếc lá
vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì
biết cho ai ngắm?
KT:Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương

 

BÀI: 2
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò.
Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông.
Hè đang đến, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng.

bài 3:

 

Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Mầu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người.
Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa....
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thăm để quan hòai cùng với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đạm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lói, maù phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !
Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến đây!
Mùa thi cử sắp đến !
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng cho các em còn ở nhiều năm.
Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay từ lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượngt nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cũng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng.
Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường , đến ngã ba đường phải chọn hướng đi , đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính nghĩ mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu; nhìn ra cửa sổ, thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy ; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thở than cùng bông phượng.
Họ đi giữa đường, dẫm xác bông phượng; họ ngồi thơ thẩn, bông phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ tơi. Bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một bãi biển sóng chấp chóa...
Nhớ một trưa hè gà gáy khan...Nhớ một thành xưa son uể oải.......Thôi học trò đã về Huế, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bọn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi......Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi.
Thế là ba tháng qua. Hoa phượng gần xong cái bổn phận của mình. Từng trận, từng cơn, hay từng đóa, từng cánh, phượng đã trải hết mùa hè, thu sang như trút cả gánh hoa, học sinh về đây! Hoa phượng chỉ, còn lưa thưa, lẻ tẻ; ôi các anh em, chúng tôi đã nở đẹp lắm, các anh không đến sớm mà xem, chúng tôi nhớ các anh mà rụng hết rồi, bây giờ còn mấy bông hoa là để dành chờ các anh, chứ đáng lẽ đã rụng tiệt cả.
Anh em học trò nhìn lên cành phượng: lúc đi phượng nở, lúc về, phượng rơi lại, cánh sẫm mục nát. Trên cành, cái vui bông phượng tuy cuối mùa mà đằm thắm biết bao! Hết cái gắt gỏng bề bộn mùa hè, bây giờ hoa phượng lưa thưa, cuộc tình duyên đã dời sang thu, có lẽ vì vậy mà hoa phượng ấm lên gấp bội.
Vài hôm nữa, hoa phượng sẽ nghỉ, sẽ yên lặng để cho anh em học, anh em cố học đi, tìm hái bông lài, bông lý, kiếm ngửi hoa ngâu, hoa hồng; anh em học cho hay, hoa phượng sẽ gặp các anh lúc cuối năm, trong lời chia ly, rẽ rời, và lại nói cùng các anh cái tâm sự thiết tha của mùa hè .

 

 

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
18 tháng 9 2017 lúc 2:08

Vườn nhà Hoa có số cây cam là:

  17 – 7 = 10 (cây)

    Đáp số: 10 cây cam

nguyen thanh huyen
Xem chi tiết
lê anh tuấn
8 tháng 12 2017 lúc 19:02

Mùa xuân đến! Hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc, đua nhau khoe những bộ cảnh đủ màu rực rỡ: này là hoa hồng với mùu đỏ rực, này là hoa cà với màu tím nổi bật, này là hoa sữa với bộ cánh trắng tươi,...nhưng trong số đó, em vẫn thích nhất hoa mai vàng.

Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp. Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình. Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về. Nghe đâu, ngày xuân mà có hoa mai trang trí trong nhà là may mắn suốt năm.

Tết đến! Mùa xuân đến! Hoa mai vàng là nhất. Cứ ra phố mà xem. Nhà nào nhà nấy đều trưng một chậu mai vàng tươi thắm. Tuy hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, nhưng Tết đến thì củng phải nhường hoa mai vàng một bước. Vì thế đây là loài hoa em yêu thích nhất. Thân cây, cành cây nho nhỏ, sâm sẫm toả ra vô vàn bông hoa vàng rực rỡ.

Cây mai trưng bày trước nhà em là do mẹ mua về. Em trang trí cho cây hoa bằng đủ mọi thứ: câu chúc tết, bao lì xì, hình Phúc-Lộc-Thọ,... Cây mai đứng đón khách ngày Tết... Gió thổi làm những cảnh hoa lung lay như những cánh tay vẫy chào khách quí.

Em thích Tết củng như rất thích loài hoa biểu tưởng cho mùa xuân! Để có được một cành hoa mai đẹp trưng bày trong ngày Tết, hằng ngày em vừa chăm sóc, tưới nước cho cây vừa lặng lẽ ngắm nhìn cây lớn lên tươi tốt như một người bạn thân. Thật vui biết bao khi thấy một búp non nở ra một bông mai vàng xen giữa những lá xanh nho nhỏ, cành cây yểu điệu, mùi thơm thoang thoảng. Hình ảnh này khắc sâu trong kí ức em!

Em luôn dành một tình cảm đặc biệt với cây mai! Không chỉ đơn thuần là loài hoa được trưng bày trong ngày Tết mà còn hơn thế nữa đây là một người bạn thăn của em.

Em rất yêu hoa mai! Trước kia, bây giờ và cả sau này. Em luôn mong mùa xuân đến để được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh mai vàng với mùi hương ngất ngây lòng người.

Hồ Nguyễn Ngọc Trang
Xem chi tiết
Đinh Anh Thư
6 tháng 10 2018 lúc 10:27

đây nhéKết quả hình ảnh cho viết đoạn văn (5-7 ) câu biểu cảm về hoa sứ trên sân trường

Đinh Anh Thư
6 tháng 10 2018 lúc 10:42

đây nhéKết quả hình ảnh cho viết đoạn văn (5-7 ) câu biểu cảm về hoa sứ trên sân trường

nguyen thanh huyen
Xem chi tiết
Phạm Bình Minh
5 tháng 12 2017 lúc 20:03

Tôi vẫn dành một sự ưu ái cho mùa đông và những cảm xúc về mùa đông. Hôm nay là một ngày mùa đông gió lạnh... Lạnh đến mức tôi chỉ muốn ở yên trong phòng, trùm chăn co ro với đống sách vở hỗn độn của mùa thi. Người ta bảo rằng mùa thu dành cho sự lãng mạn và bay bổng, mùa hè thì sôi động những niềm vui còn mùa xuân cho sức sống căng đầy, vậy mùa đông thì sao? Cô đơn và lạnh lẽo chăng? Không hẳn là yêu, nhưng tôi thích mùa đông - mùa của những cử chỉ yêu thương, mùa của những cảm xúc nhẹ nhàng và lãng mạn và mùa của những ký ức ngọt ngào, mến yêu khi tâm hồn ta xao động. Mùa đông để nhớ, để yêu thương và mùa đông để chờ đợi một cái gì đó quen thuộc mà mới mẻ. Mùa đông, mùa để quan tâm, để yêu thương, và mùa cho cái lãng mạn được hồi sinh mạnh mẽ. Thử nghĩ cuộc sống thiếu lãng mạn, thiếu những cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng, thiếu những lúc chúng ta sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận thiên nhiên và cảm nhận tình yêu thì đó có phải là sống không? Sống một cuộc sống nếu thiếu tình yêu thì có thật là sống không hay chỉ tồn tại mà thôi?

Liệu nó có như quy luật xuân - hạ - thu - đông không? Sao mùa đông lại trước mùa xuân? Tự nhiên luôn có cái lý của nó. Mùa đông, mùa của sự khắc nghiệt nhưng cũng là mùa của những ai biết cách yêu thương. Mà khi đã có thể sưởi ấm con tim nhau qua mùa đông ấy, hãy bình yên đón nhận tình yêu, vì đó chính là mùa xuân, mùa của sức sống căng tràn, mùa của yêu thương đích thực. Nhiều người bảo: Tình yêu bắt đầu từ ánh mắt, được nuôi dưỡng bởi nụ hôn và kết thúc bằng nước mắt. Nhưng với tôi, dù đã thực sự chứng kiến nhưng tôi vẫn muốn tin: tình yêu sẽ được bắt đầu từ những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, được nuôi dưỡng bởi sự quan tâm và chỉ kết thúc khi người ta ngừng yêu thương nhau nữa! Mùa đông là thế - lạnh lẽo thật, nhưng nó sẽ ấm áp nếu ta tìm cho mình một sự yêu thương nhỏ bé mà đủ sức nóng để sưởi ấm cả một con tim. Mùa đông gắn với bao kỷ niệm và yêu thương như cái cảm giác gió lạnh phả vào mặt từng cơn, từng cơn khiến đôi khi thấy cô đơn và lạnh lẽo. Và chính những lúc ấy, quá khứ lại hiện về. Ký ức về mùa đông ấy đôi khi vẫn hiện hữu, rõ nét và đầy đủ. Đôi khi tôi vẫn còn cảm nhận được hơi thở của mùa đông ấy, mùa đông mà tôi từng rất yêu thương, mùa đông mà tôi thực sự cảm nhận được một chiếc khăn len có ý nghĩa thế nào. Một chiếc khăn là đủ để sưởi ấm cả một mùa đông, sưởi ấm một tâm hồn, một trái tim.. Nhưng giờ thì có lẽ nó đã trở nên lạnh, rất lạnh và có lẽ cũng vô nghĩa với tôi rồi... Tôi đang thử thay đổi, thử làm những gì mình không nghĩ là mình sẽ làm. Có người bảo, ừ thì cứ thử đi... mở rộng lòng hơn một chút.. .Biết đâu "mùa đông ấm áp sẽ về"... Thật sự cũng muốn.. Nhưng lại sợ. Sợ lại phải gặp mùa đông không mong đợi, không chào đón... Mà thôi cứ kệ. What will be will be... Nếu ai hỏi tôi muốn nhận được gì vào mùa đông này, tôi sẽ nói đó vẫn là một chiếc khăn và thêm tách cafe nóng. Một chiếc khăn cho tôi sự ấm áp, một chiếc khăn có khi lại giúp tôi không còn sống trong hơi thở của quá khứ nữa. Còn tách cafe có lẽ sẽ giúp tôi tỉnh táo hơn, lý trí hơn..Để rồi tôi lại tiếp tục trên con đg` của mình...

Tôi yêu sự ấm áp trong cái gió lạnh của mùa đông.

học tốt nhé !!

Nguyễn Hoàng Linh Anh
Xem chi tiết
lê anh tuấn
30 tháng 11 2017 lúc 18:15

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Đạt Trần
26 tháng 11 2017 lúc 5:43

Trong đầm gì đẹp hằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Đúng như lời bài ca dao, tuy mọc lên từ bùn đen, tanh hồi, nhơ nhuốc, hoa sen vẫn toát lên vẻ thanh cao, đẹp đẽ, bình dị vô cùng. Chính bởi vậy mà sen là loài hoa mà tôi yêu thích.

Hằng năm, cứ tới dịp hè là gia đình tôi lại tổ chức về quê thăm đầm sen bà tôi trồng. Bà cháu tôi yêu hoa sen lắm! Vừa vào tới cổng, hương sen thơm bay thoang thoảng cả khu vườn đã tạo ngay cho tôi một cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Mùa này hoa sen đang nở rộ, đi đâu cũng có thể cảm nhận thấy hương hoa. Sen không có hương thơm quyến rũ của hoa hồng, nồng nàn của hoa sữa, nhưng bù lại, sen lại có được một hương thơm ngan ngát, dìu dịu, đầy vẻ thanh cao mà ít loài hoa khác có.

Sáng sớm thức dậy, tôi ra đầm ngắm hoa cho khoan khoái. “Ôi thật là đẹp” - tôi thốt lên. Tất cả những bông sen trên đầm đã nở bung ra từ bao giờ. Thân cây thon dài, được bảo vệ bởi một lớp gai nhỏ. Hoa sen có nhiều cánh, ép sát vào nhau, phơn phớt một màu hồng tươi như má người thiếu nữ tuổi đương thì. Lá sen hình tròn rộng, mặt dưới có nhiều nếp gấp đều đặn, màu xanh sẫm, vươn ra sát mặt nước. Thi thoảng lại có mấy chú ếch con nhảy lên mặt lá trông thật tức cười.

Hoa sen có một vẻ đẹp thật thanh cao, bình dị. Tuy suốt đời mọc dưới bùn đen, nhưng cây sen vẫn cứ vươn cao như luôn muốn hướng về những điều tốt đẹp nhất với một sức sống mãnh liệt. Có lần theo mẹ lên chùa Một Cột, tôi thấy tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ngự trên toà sen; lại được nghe mẹ giải thích hình dáng của chùa tựa bông sen nghìn cánh nở trên mặt nước, khiến tôi càng cảm phục loài hoa cao quý này. Tôi đặc biệt ấn tượng về đài sen bên trong chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượng trưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh, vững bền. Tôi càng hiểu rõ không phải ngẫu nhiên mà loài hoa sen được chọn làm biểu tượng cao quý về sự Chân - Thiện - Mỹ của con người.

Như lúc còn bé, khi được về quê, tôi thường được cùng bà chèo thuyền ra đầm ngắm sen. Trông những cây sen giống như những ngọn đuốc hồng thần kì của tạo hoá. Chiếc thuyền nan tròng trành đưa tôi ra đầm. Tôi theo bà đi đổ chè vào từng bông sen và buộc chúng lại để ướp cho thơm. Ra tới giữa đầm, tôi bắt chước bà làm theo thì chẳng may bị ngã, quần áo tôi ướt sũng. May mà đầm cũng không quá sâu nên tôi đã dễ dàng trèo lại được lên thuyền, nhưng sau đó thì bị ốm. Sáng hôm sau, bà gọi tôi dậy và cho tôi ăn bát chè sen để giải cảm. Lạ thay, tôi thấy người dễ chịu hẳn rồi dần khỏi ốm. Tôi vô cùng biết ơn bà và cũng thầm cảm ơn những bông sen đã giúp tôi khỏi bệnh.

Dù ngã xuống đầm sen, nhưng tôi vẫn không hề sợ. Sáng sớm, tôi vẫn theo bà đi hái sen. Bà khéo tách từng bông sen để lấy chè mới ướp chiều qua và pha nước chè mời mọi người cùng uống. Tôi cũng được thưởng thức một chén chè sen và cảm nhận được hương thơm thanh khiết thấm quá đầu lưỡi, thấm vào cổ, vào ruột gan mình. Ôi, tôi sẽ chẳng thể nào quên được hương vị chè sen quê nhà!

“Sen tàn cúc lại nở hoa”. Vâng, cho dù sen có tàn, cho dù mùa hạ rồi cũng qua đi nhưng sen ơi, tôi biết bạn không hề phai tàn mà vẫn đang ẩn trong lớp bùn đen để rồi lại vươn lên, vươn lên dâng hương ngát cho dời. Hẹn gặp lại bạn vào mùa hè năm sau nhé!

O=C=O
26 tháng 11 2017 lúc 7:53
Nếu Quốc hoa của đất nước Nhật Bản là hoa anh đào, Quốc hoa của Hàn Quốc là hoa mugung thì Quốc hoa của đất nước Việt nam là hoa sen. Hoa sen được xem là quốc hoa việt nam bởi lẽ nó mọc khắp đất nuwocs việt nam, từ nam ra bắc. Nó để lại một ấn tượng khá sâu đậm đối với những con người việt nam nói riêng và khách du lịch các nước nói chung. Hình ảnh hoa sen bên cạnh tà áo dài của các cô gái việt nam sẽ làm cho các nước bạn cảm thấy thật tuyệt đẹp. Ta sẽ không còn thắc mắc nữa là vì sao trên tà áo dài của người con gái VIệt luôn thêu lên những bông hoa sen? Những gánh hàng rong Hà Nội ta bắt gặp ở đó những cành sen bên cạnh những món hàng mà các thương gia đang gánh giữa phố phường Thủ đô. Hoa sen không chỉ là loài hoa để ngắm mà nó còn mang lại kinh tế đối với người dân việt nam. Cánh sen được người dân làm thành những đồ thủ công mỹ nghệ. Nhụy sen thu hoach để nấu ra các món ăn. Đài sen thì dùng để nàu nước uống. Hoa sen là biểu trưng cho người dân VIệt Nam, dân Việt cũng giống như hoa sen vậy đó? Hoa sen sống trong bùn lầy nhưng nó luôn luôn muốn lớn lên để thoát khỏi cái bùn lầy đó, nó vươn cao thể hiện những gì tinh túy nhất của một bông hoa. Nó không chịu số phận phải sống trong những gì đen tối mà luôn muốn vươn lên bầu trời xanh: ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ Con người Việt Nam cũng thế tuy bắt đầu xuất phát là một đất nước nhỏ bé, với những con người thân hình nhỏ bé, với những sự ràng buộc thống trị của ách đô hộ, với những gì chiến tranh đem lại bi thuwong cho họ. Nhưng họ không gục ngã mặc kệ số phận mà họ với ý chí tự cường, tự hào dân tộc họ luôn ngẩng cao đầu, vươn lên khỏi những thứ dơ duốc đó để xây dựng một đất nước có tiếng nói với bạn bè năm châu. Hoa sen vẫn cứ nở, vẫn cứ tỏa sắc mặc kệ dưới chân nó là bùn lầy_nó không bị vấy bẩn. Nó như là những người con gái Việt Nam duyên dáng, thanh cao. Hoa sen làm cho người dân Việt nam rút ra một bài học sâu sắc rằng: hoàn cảnh nó không chi phối được những ước muốn con người, hoàn cảnh có thể sẽ có chút rào cản ngay từ bước đầu nhưng những gì ta luôn cố gắng thì rào cản đó sẽ nhanh chóng biến mất. Hoa sen chính là biểu hiện cho cốt cách nhân văn của con người Việt, dân tộc Việt Nam tự hào và luôn muốn giới thiệu loài hoa đẹp này đến các bạn bè năm châu. Hoa sen mãi mãi là loài hoa thanh khiết đáng quý mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người.
Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 11 2017 lúc 12:32

Có lẽ đối với bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến bài ca dao quen thuộcnày:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàngNhuỵ vàng bông trắng là xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùnKhông biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng đặc trưngcủa làng quê, con người Việt Nam. Trong lòng mỗi người con đất Việt, hoa sen làloài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Hoa sen đẹpgiản dị, cao sang lại mang nét dân dã như tâm hồn của con người Việt Nam. Hoakhông chỉ đẹp mà hương lại rất thơm, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng làm sayđắm lòng người. Hoa sen cũng tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam trongsạch, bình dị rất riêng của người Việt "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hìnhảnh bông sen với cánh hoa hồng đào đang ôm ấp những nhị hoa vàng tươi, tỏahương ngan ngát, nổi bật trên nền lá xanh mướt. Loài hoa ấy còn tượng trưng chomột vùng đất:Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồở nơi đâu, hoa sen vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp trong sạch không để hoàn cảnhsống lấn át bản chất vốn có của mình, sen vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy nhưngtinh khiết. Bởi thế trong Phật giáo hoa sen cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đếnvới bất cứ ngôi chùa nào, ta cũng sẽ thấy tượng Phật ngồi thiền thanh tịnh trên mộtbông hoa sen khổng lồ. Chùa Một Cột chính là một trong những công trình kiếntrúc tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những bông hoa sen. Chùa có hình dáng nhưmột bông hoa sen, mọc lên từ hồ nước vuông vắn, chỉ với “một cột” – một cọngsen. Truyền thuyết kể rằng, từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông, ngôichùa đã được xây dựng và hình thành, tồn tại cho đến ngày nay.Hoa sen thường mọc ở các đầm hồ của những vùng quê, những ngôi làng dân dã.Cây hoa sen có thân và rễ ngập trong nước. Những chiếc lá to, màu xanh đậm cùnghoa màu hồng nhạt vươn lên mặt hồ. Hoa sen có một vẻ đẹp thật thanh cao, bìnhdị. Tuy suốt đời mọc dưới bùn đen, nhưng cây sen vẫn cứ vươn cao như luôn muốnhướng về những điều tốt đẹp nhất với một sức sống mãnh liệt. Có lần theo mẹ lênchùa Một Cột, tôi thấy tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ngự trên toà sen; lạiđược nghe mẹ giải thích hình dáng của chùa tựa bông sen nghìn cánh nở trên mặtnước, khiến tôi càng cảm phục loài hoa cao quý này. Tôi đặc biệt ấn tượng về đàisen bên trong chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượngtrưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh, vững bền. Tôi càng hiểu rõ khôngphải ngẫu nhiên mà loài hoa sen được chọn làm biểu tượng cao quý về sự Chân -Thiện - Mỹ của con người.Như lúc còn bé, khi được về quê, tôi thường được cùng bà chèo thuyền ra đầmngắm sen. Trông những cây sen giống như những ngọn đuốc hồng thần kì của tạohoá. Chiếc thuyền nan tròng trành đưa tôi ra đầm. Tôi theo bà đi đổ chè vào từngbông sen và buộc chúng lại để ướp cho thơm. Ra tới giữa đầm, tôi bắt chước bàlàm theo thì chẳng may bị ngã, quần áo tôi ướt sũng. May mà đầm cũng không quásâu nên tôi đã dễ dàng trèo lại được lên thuyền, nhưng sau đó thì bị ốm. Sáng hômsau, bà gọi tôi dậy và cho tôi ăn bát chè sen để giải cảm. Lạ thay, tôi thấy người dễchịu hẳn rồi dần khỏi ốm. Tôi vô cùng biết ơn bà và cũng thầm cảm ơn nhữngbông sen đã giúp tôi khỏi bệnh

Dương Đức Mạnh
Xem chi tiết
Chibi Usa
16 tháng 10 2017 lúc 16:56

Bạn tham khảo nha :

Có lẽ đối với bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến bài ca dao quen thuộc này :

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Không biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng đặc trưng của làng quê, con người Việt Nam. Trong lòng mỗi người con đất Việt, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Hoa sen đẹp giản dị, cao sang lại mang nét dân dã như tâm hồn của con người Việt Nam. Hoa không chỉ đẹp mà hương lại rất thơm, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng làm say đắm lòng người. Hoa sen cũng tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam trong sạch, bình dị rất riêng của người Việt "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hình ảnh bông sen với cánh hoa hồng đào đang ôm ấp những nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát, nổi bật trên nền lá xanh mướt. Loài hoa ấy còn tượng trưng cho một vùng đất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

ở nơi đâu, hoa sen vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp trong sạch không để hoàn cảnh sống lấn át bản chất vốn có của mình, sen vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy nhưng tinh khiết. Bởi thế trong Phật giáo hoa sen cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đến với bất cứ ngôi chùa nào, ta cũng sẽ thấy tượng Phật ngồi thiền thanh tịnh trên một bông hoa sen khổng lồ. Chùa Một Cột chính là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những bông hoa sen. Chùa có hình dáng như một bông hoa sen, mọc lên từ hồ nước vuông vắn, chỉ với “một cột” – một cọng sen. Truyền thuyết kể rằng, từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa đã được xây dựng và hình thành, tồn tại cho đến ngày nay.

Trong cuộc sống hàng ngày, hoa sen cũng rất gần gũi, thân thuộc với người dân Việt Nam hoa sen được dùng với nhiều mục đích khác nhau: hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen dùng để gói bánh, gói cốm… Trên các chuyến bay của Hãng hàng không Việt Nam, hình ảnh bông sen vàng sáu cánh như một biểu tượng của đất nước con người Việt Nam.

Hoa sen mang nét gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, đồng thời hoa sen trở thành biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Gấm Nguyễn
16 tháng 10 2017 lúc 19:52

hoa sen tượng trưng cho nhân dân việt nam

hình ảnh bông sen giản dị thuần khiết tạo sự mộc mạc dân dã của dân tộc việt

hình ảnh bông sen nói lên vẻ đẹp của người dân nước ta trong sạch bình dị