a) Vẽ hình bình hành có một cạnh dài 4 cm, một cạnh dài 3 cm.
b) Vẽ hình thoi có cạnh bằng 3 cm.
Em hãy vẽ các hình sau đây:
a) Tam giác đều có cạnh là 5 cm.
b) Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm.
c) Hình vuông có cạnh 3 cm.
d) Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp là 6 cm, 8 cm và chiều cao bằng 4 cm.
e) Hình thoi có cạnh dài 5 cm.
Tham khảo:
a)
- Kẻ đoạn thẳng AB=5cm.
- Dùng compa vẽ 2 đường tròn bán kính 5cm có tâm lần lượt là A và B.
- Điểm C là giao điểm của hai đường tròn đó.
ABC là tam giác đều cần vẽ.
b)
- Vẽ đoạn thẳng AB=5cm và đoạn thẳng AD=3cm vuông góc với nhau.
- Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB.
- Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với AD.
- Hai đường thẳng này cắt nhau ở C.
ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
c)
- Vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.
- Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng CB=3cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng DA=3cm.
- Nối 2 điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
d)
- Vẽ đoạn thẳng AB=6cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 8cm.
- Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AB. Trên đường thẳng lấy H sao cho AH=4cm.
- Qua H kẻ đường thẳng vuông góc với AH cắt đường tròn tại điểm D (chọn 1 trong 2 giao điểm).
- Qua B kẻ đường thẳng song song với AD.
- Qua D kẻ đường thẳng song song với AB.
- Hai đường thẳng cắt nhau tại C.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
e)
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 5 cm. Trên đường tròn này lấy điểm D.
- Từ D vẽ đường thẳng song song với AB. Trên đường thẳng này lấy điểm C sao cho DC = 5 cm.
- Nối C với B ta được hình thoi ABCD có cạnh 5 cm.
Ta được ABCD là hình thoi cần vẽ.
Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.
a) Vẽ hình vuông có cạnh 5 cm.
b) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
c) Vẽ tam giác đều có cạnh 3 cm.
Cho hình bình hành có chu vi bằng nhau (cùng bằng 12 cm) một hình có số đo một cạnh là 3 cm, một hình có số đo một cạnh là 4 cm. Em hãy vẽ và ghi tên hình thoi vào một trong hai hình đó.
a) Cho đoạn thẳng BC = 4cm. Vẽ tam giác đều ABC. Có thể vẽ được bao nhiêu tam giác như vậy? b) Cho BC = 4cm. Vẽ hình vuông ABCD. Có thể vẽ được bao nhiêu hình vuông như vậy? c) Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6cm; một cạnh dài 4 cm d) Vẽ hình thoi có cạnh bằng 3 cm và độ dài đường chéo bằng 6cm
Vẽ hình theo các yêu cầu sau:
a) Hình tam giác đều có cạnh bằng 5 cm.
b) Hình vuông có cạnh bằng 6 cm.
c) Hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
a)
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Bước 2. Dùng ê ke có góc 60o vẽ góc BAx bằng 60°.
Bước 3. Vẽ góc ABy bằng 60°. Hai tia Ax và By cắt nhau tại C, ta được tam giác đều ABC.
b)
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 6 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 6 cm.
Bước 4. Nối C với D ta được hình vuông ABCD.
c)
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD
Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.Nêu các bước làm
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
TL
Lời giải:
Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 4 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 4 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 4 cm.
Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.
HT
Tính diện tích các hình sau:
a) Hình bình hành có độ dài một cạnh 20 cm và chiều cao tương ứng 5 cm.
b) Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 5 m và 20 dm.
c) Hình thang cân có độ dài hai cạnh đáy là 5 m và 3,2 m; chiều cao là 4 m.
a) \(a = 20cm;h = 5cm\).
Áp dụng công thức tính diện tích ta có:
\(S =20.5=100 \left( {c{m^2}} \right)\).
b) \(m = 5\left( m \right);n = 20\left( {dm} \right) = 2\left( m \right)\)
\( \Rightarrow S = \frac{{m.n}}{2} = \frac{{5.2}}{2} = 5\left( {{m^2}} \right)\)
c) \(a = 5\left( m \right);b = 3,2\left( m \right);h = 4\left( m \right)\)
\( \Rightarrow S = \frac{{\left( {a + b} \right).h}}{2} = \frac{{\left( {5 + 3,2} \right).4}}{2} = 16,4\left( {{m^2}} \right)\).
Cho hình thoi ABCD có diện tích là 216 và chu vi là 60 cm. Đoạn thẳng MN chia hình thoi thành hai hình bình hành AMND và MBCN (như hình vẽ)
Biết độ dài cạnh MB hơn độ dài cạnh AM là 5 cm. Tính:
a) Chu vi hình bình hành MBCN
b) Diện tích hình bình hành AMND
Cạnh hình thoi ABCD là : 60 : 4 = 15 (cm)
Hiệu độ dài MB và AM là 5 cm
Độ dài cạnh MB là: (15 + 5 ) : 2 = 10 (cm)
Độ dài cạnh AM là: 15 - 10 = 5 (cm)
a) Hình bình hành MBCN có: MB = NC = 10 cm; MN = BC = 15 cm
Chu vi hình MBCN là: 10 + 15 + 10 + 15 = 50 (cm)
b) Chiều cao hình thoi ABCD là: 216 : 15 = 14,4 (cm)
Chiều cao hình bình hành AMND bằng chiều cao hình thoi ABCD ; có đáy là AM
Diện tích hình bình hành AMND là: 14,4 x 5 = 72 (cm2)
A)Hiệu độ dài MB và AM là 5 cm
Độ dài cạnh AM là: 15 - 10 = 5 cm
Chu vi hình MBCN là: MB + BC + CN + NM = 10 + 15 + 10 + 15 = 50 cm
B)Chiều cao hình bình hành AMND bằng chiều cao hình thoi ABCD ; có đáy là AM.