Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ như thế nào?
Ca dao, dân ca thường sử dụng nghệ thuật truyền thống. Con hãy cho biết:
- Thể thơ và mô típ ca dao thường sử dụng là gì?
- Biện pháp nghệ thuật nào ca dao thường xuất hiện trong ca dao?
- Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ như thế nào?
3. Lấy ít nhất 03 bài ca dao để làm rõ cho câu (a), (b).
- Thể thơ: Lục bát
- Mô típ: Thân em,...
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa
- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.
3. Ba bài ca dao :
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
1. Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài ca dao trên?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kết cấu của bài ca dao như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Thể thơ được sử dụng trong bài ca dao là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
tham khảo nhé bạn ^.^
C1:
Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.
- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.
- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.
=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.
C2:
Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.
- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.
- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.
-> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ.
=>Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.
Em hiểu thế nào là liêm khiết? Hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết.
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:
Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .Cây ngay ko sợ chết đứng .Đói cho sạch, rách cho thơmCần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
Cây ngay ko sợ chết đứng .
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:
Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo
Cây ngay ko sợ chết đứng
Đói cho sạch, rách cho thơm
Em ứng xử như thế nào khi có sự hiểu lầm, bất đồng hoặc xung đột với bạn ? nêu ca dao tục ngữ hoặc danh ngôn nói về lòng khoan dung
Em sẽ bình tĩnh giải quyết để cho cả 2 bên giải hòa
- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
Chúng ta phải hiểu được các bạn, lắng nghe lời nói của các bạn và phải đoàn kết, thân thiện với các bạn.
b, Phải khuyên nhủ các bạn phải đoàn kết, lắng nghe ý kiến của nhau(sai thì sửa, góp ý chứ ko nên chê bai)
c,Giúp đỡ để các bạn khắc phục
Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ "nước mình"?
Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài, thậm chí còn khuyến khích việc “để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa”. Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình
cho bạn báo cáo pro
nguuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu
a) Bên cạnh phương tiện ngôn ngữ bảng nội quy còn sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào?b) Phương tiện đó được trình bày như thế nào trong bản nội quy? c) Nhận xét về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó
Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”?
Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
- Phương tiện phi ngôn ngữ là những phương tiện hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng.
- Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng: Cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe.
- Dẫn chứng: Trong bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, nội dung văn bản có chứa những hình ảnh minh họa, truyền tải, tăng tính xác thực đối với người đọc.
→ Nhờ vào những yếu tố này, ý tưởng và thông tin bài trở nên thu hút, hấp dẫn người đọc, biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán thành một văn bản thông tin thú vị. Đồng thời giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu không bị mơ hồ, dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp nhận thông tin hơn.
1.Thuận lợi và khó khăn khi viết chương trình bằng ngôn ngữ máy tính
2.Nếu không viết chương trình bằng ngôn ngữ máy tính thì dùng ngôn ngữ nào
3.Làm thế nào để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ khác khi chương trình được viết không phải là ngôn ngữ máy
1. việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy tính rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. bởi lẽ về mặt trực quan, các câu lệnh được viết dưới dạng dãy bit khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ, khó sử dụng.
2. ngôn ngữ lập trình
3. chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình cần được chuyển thành ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch