jup mik voi thu 2 la mik co kiem tra r nêu thời gian tầng lớp xã hội thành tịu văn hóa ở phương tây
Những chi tiết nào trong hình 3.8 thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị?
Tham khảo
Những chi tiết trong hình 3.8 thể hiện sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây là:
+ Các công trình theo phong cách kiến trúc phương Tây.
+ Tàu hỏa
+ Xe đạp.
+ Người đàn ông ăn mặc sang trọng, đeo trang sức ngồi trên xe ngựa có phu xe.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
Thời gian người Giéc –man tràn xuống xâm chiếm,tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây.....
- Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châuÂu.......nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
2. Lãnh địa phong kiến
- Khái niệm......
- Lược lượng sản xuất chủ yếu của lãnh địa là.....
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Nguyên nhân xuất hiện....
II. Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa Tư bản ở châu Âu
1.Những cuộc phát kiến về địa lí
- Nguyên nhân dẫn đến phát kiến địa lí....(Nhấn mạnh nguyên nhân về kĩ thuật)
- Tầng lớp nào tiến hành?
- Thời gian tiến hành?
- Phát kiến địa lí mang lại sự giàu có cho tầng lớp nào?
- Kế tên các cuộc phát kiến địa lí lớn (Nhấn mạnh chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lan)
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Cơ sở hình thành.....
- Kế tên các giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản ở châu Âu
III. Cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
1. Phong trào văn hóa Phục hưng
- Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng ở đâu?
- Thành tựu văn hóa phục hưng: xuất hiện nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là “Những con người khổng lồ” trong các lĩnh vực y học, toán học, triết học, hội họa(Lê-ô-na đơ Vanh-xi)....
2. Phong trào Cải cách tôn giáo
- Giai cấp tiến hành
- Chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?
- Kết quả của Cải cách tôn giáo
IV. Trung Quốc thời phong kiến
- Thời gian hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
- vương triều nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc
- Biện pháp tuyển chọn quan lại dưới thời Đường như thế nào?
- Chế độ quân điền......
- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Thanh.
- thành tựu văn hóa Trung Quốc:…………….
V. Ấn Độ thời phong kiến
- Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn giống nhau ở điểm nào?
- Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên? Chính sách cai trị của vương triều này?
- Chữ viết...
- Tôn giáo....
- Nghệ thuật kiến trúc
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á
VI. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
1.Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- Đặc điểm chung về điều kiên tự nhiên các nước Đông Nam Á
- Vương Quốc Chăm-pa hình thành ở đâu?
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Thời gian hình thành...
- Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của nước nào hiện nay?
B. Lịch sử Việt Nam
I.Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
- Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã có hành động gì?
- Bộ máy nhà nước thời Ngô: theo thể chế nào? Nhận xét....
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô
Năm 944, Ngô quyền mất, nhà Ngô mâu thuẫn nồi bộ -> Đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”...
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
- Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở đâu?
- Nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được 12 sứ quân.....
- Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
II. Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê
1.Nhà Đinh xây dựng đất nước
- Đinh Bộ Lĩnh chọn xây dựng kinh đô ở đâu? Tại sao?
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
- Nguyên nhân thành lập nhà Tiền Lê
- Tổ chức chính quyền địa phương thời Tiền Lê
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
- Thời gian....
- Người lãnh đạo....
- Địa điểm giành thắng lợi.....
III. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
1.Sự thành lập nhà Lý
- Nhà Lý ra đời vào thời gian nào?
- Thời gian nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt?
2. Luật pháp và quân đội
* Luật pháp
- Thời gian ban hành? Tên gọi...
- Nội dung.......
* Quân đội
- Gồm những bộ phận nào?
- Thế nào là cấm quân?
- Chính sách “Ngụ binh ư nông”
* Chính sách đối nội, đối ngoại
IV. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
1.Giai đoạn thứu nhất (1075)
* Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Nguyên nhân...
- Biện pháp....
- Hành động......
2. Nhà Lý chủ động tiến công trước để phòng vệ
- Nhà Lý cử ai làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống 1075?
- Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt năm 1075 là gì?
- Mục đích của ta khi tấn công sang đất Tống.
So sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây về thời gian hình thành,điều kiện tự nhiên,kinh tế chính và các tầng lớp trong xã hội
các quốc gia cổ đại phương Đông | các quốc gia cổ đại phương Tây | |
Thời gian hình thành | Cuối thiên niên kỉ thứ IV, đầu thiên niên kỉ thứ III trước công nguyên | Vào khoảng thiên niên kỉ thứ nhất |
Điều kiện tự nhiên | Ven các con sông lớn nên đất màu mỡ, đủ nước | đất đai ko thuận lợi, ko màu mỡ. |
Kinh tế chính | trồng trọt và chăn nuôi | thủ công nghiệp và ngoại thương |
Tầng lớp trong xã hội |
Chia thành 2 tâng lớp: thống trị và bị trị. |
Chia thành 2 tầng lớp: chủ nô và nô lệ. |
Các quốc gia cổ đại phương Đông | Các quốc gia cổ đại phương Tây | |
Thời gian hình thành | ||
Điều kiện tự nhiên | ||
Kinh tế chính | ||
Các tầng lớp trong xã hội |
?.Lập bảng so sánh tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội thời Lê Sơ - Tây Sơn
?. Lập bảng liên biểu các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn
Là môn sử nha mong các bạn giúp mình mai mik kiểm tra r
Câu 1
Trình bày thời gian địa điểm,công cụ lao động,cuộc sống,đơn vị xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.
Câu 2
Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
Câu 3
nêu tên các nghành kinh tế chính,các tầng lớp xã hội ,thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông?
Câu 4
Nêu thời gian,địa điểm chính,công cụ lao động,đơn vị xã hội của người tối cổ à người tinh khôn?
Câu 5
Giair thích câu nói của Hồ Chí Minh
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích,gốc nhà Việt Nam
Câu 6
Trình bày về đời sống vật chất,tinh thần,tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Sơn Vi-Hòa Bình-Bắc Sơn-Hạ Long?
Câu 7
Nêu sự cải tiến của công cụ lao động thời Hòa Bình - Bắc Sơn so với thời Sơn Vi?
Câu 8
Nêu điểm mới về tình hình kinh tế,xã hội của cư dân Lạc nghiệp ?
Câu 9
Nêu tên vua,kinh đô lấy bộ máy nhà nước chống quân xâm lược,công trình ăn hóa thời Văn Lang,Âu Lạc?
Câu 2
Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
-Khoảng 4000 năm TCN,con người đã phát hiện ra kim loại,dùng kim loại làm công cụ lao động. -Công cụ kim loại ra đời,sản xuất phát triển,của cải dư thừa. -Xã hộixuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành giai cấp.
Câu 2:Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Hãy liệt kê các tầng lớp , giai cấp của cá quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp , giai cấp :
-
b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp , giai cấp :
-
c) Em thử nêu nhận xét về sự khác nhau cơ bản của xã hội phương đông và phương Tây cổ đại .
-
Hãy liệt kê các tầng lớp , giai cấp của cá quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
a) Xã hội phương Đông gồm các tầng lớp , giai cấp :
+ Vua
+ quý tộc
+ nông dân
+ nô lệ
-
b) Xã hội phương Tây gồm các tầng lớp , giai cấp :
+ chủ nô
+ thường dân
+ nô lệ
-
c) Em thử nêu nhận xét về sự khác nhau cơ bản của xã hội phương đông và phương Tây cổ đại .
Xã hội cổ đại phương đông : địa chủ bóc lột sức lao động của nông dân, nô lệ để thu lợi cho mk
Xã hội cổ đại phương tây: từ thế kỷ 11, công nghiệp và thương nghiệp bắt đầu phát triển.
-
a) Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp : quý tộc , nông dân , nô lệ
b) Xã hội cổ đại phương Tây gồm 2 tầng lớp , giai cấp : chủ nô và nô lệ
c) Khác với xã hội cổ đại phương Đông , xã hội cổ đại phương tây theo chế độ dân chủ , chủ nô và cộng hòa
a, Xã hội cổ đại phương đông gồm 3 tầng lớp:
+nông zân
+quý tộc, quan lại
+nô lệ
Gồm hai giai cấp:
-giai cấp thống trị:
+vua
+quý tộc, quan lại, các thủ lĩnh quân sự....
-giai cấp bị trị:
+nông dân công xã
+nô lệ.
b, gồm 2 tầng lớp là:
+chủ nô
+nô lệ
1.Nêu tổ chức xã hội của người tinh khôn
2.Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã
3.Nêu địa điểm,sự hình thành,tổ chức xã hội của các quốc gia cổ đâị phương Đông
4. Nêu địa điểm,sự hình thành tổ chức xã hội của các quốc gia cổ đâị phương Tây
5.Nêu những thành tựu văn hóa của những quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
giúp nhé
1:Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là thị tộc và bộ lạc.
2:
Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
3:
Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:
+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
+ Các công xã kết hợp thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
- Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.
- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.
- Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.
- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi.
- Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu ),Trung Quốc gọi làThiên Tử (con trời ).
- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng ( Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.(KHÔNG CHẮC NHÉ)
4:
Thị quốc: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A ten là thị quốc, đại diện cho cả At tích.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
- Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.
- Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rô ma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rô ma. Đế quốc Rô ma thủ tiêu thể chế dân chủ thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.
3. Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma
- Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển
- Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.
a. Lịch và chữ viết
* Lịch
Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
* Chữ viết
- Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
- Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
+ Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
+ Vật Lý: có Archimède.
+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
c. Văn học:
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
- Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
d. Nghệ thuật
- Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
- Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.(CÁI NÀY HƠI DÀI + KHÔNG CHẮC TỰ LỰA)
5:
*Bảng những thành tựu văn hóa thời cổ đại (phương Đông và phương Tây)
Phương Đông | Phương Tây | |
Về chữ viết, chữ số | - Tạo ra chữ tượng hình. - Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16. | - Hệ chữ cái a, b, c. |
Về các khoa học | - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian. | - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch). - Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, … - Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ... |
Về các công trình nghệ thuật | Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,... | Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,.. |
#Châu's ngốc
1 , nêu những điểm khác nhau giữa nười tối cổ và người tinh khôn . vì sao xã hội nguyên thủy lại tan rã
2,em hãy nêu những nét khái quát về đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long trên đất nc ta
3, nêu những thành tựu văn hóa ở quóc gia cổ đại Phương Tây
các bn ơi ai cứu mk với . mai cô kiểm tra rùi
1 . Người tối cổ : nhiều lông , hàm hô , trán dô, đầu nhỏ : S = 850 - 1100 cm3
dáng người còng , chúi về phía trước
Người tinh khôn : ít lông , trán cao , đầu to : S = 1450 cm3
dáng người thẳng
2 . đời sống vật chất : bk thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ và làm đồ gốm
bk trồng trọt chăn nuôi
ngoài các hang động , mái đá , họ còn lợp túp lều bằng cỏ , lá cây để ở
Xã hội : thay thế =thị tộc , có sự phân chia rõ ràng
con người định cư lâu dài
Tinh thần : làm đồ trang sức
chôn người chết với công cụ
đời sống tinh thần phong phú
3 , bn chép trong SGK nhé . mk nhác ghi
1-Người tối cổ :
Có thể đi đứng bằng hai chân
Đầu nhỏ ,tran thấp và bot ra sau ,hàm nhô về phía trước
Trên cơ thể còn bao phủ 1 lớp lông mỏng
Công cụ là hòn đá được ghè đẽo thô sơ
-Người tinh khôn :
Dáng đứng thẳng
Thể tích hộp sọ lớn hơn ,trán cao ,hàm lùi vào
Lớp lông mỏng không còn
Biết chế tạo dụng cụ sắc bén hơn ,biết đến thuật luyện kim
3 -Những tri thức về thiên văn ,cách tính lịch ,thời tiết , phục vụ sản xuất nông nghiệp
-Thành tựu về toán học ,vật lí ,văn học
-Sự ra đời của chữ viết thời cổ đại phương đông ,nền văn minh phát triển rực rỡ
Sorry.Câu 2 mình không biết nha
Quan sát, phân tích Sơ đồ phân hóa xã hội (trang 55 - SGKLS6) em thấy ở thời kì này xã hội nước ta đã phân hóa sâu săc hơn như thế nào?
a) Tầng lớp nào mất đi
b) tầng lớp nào mới hình thành
c) Em có biết tại sao từ một tầng lớp nông dân công xã, lúc này lại có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc?