Các bạn cho mình hỏi văn biểu cảm và văn cảm nghĩ có giống nhau không nhé!
Tả quang cảnh trường em trong ngày khai trường
Các bạn ơi mình xin các bạn sao chép các bài văn giống nhau trên mạng nhé.Các bạn hãy suy nghĩ cho mình một bài văn không có trên mạng nhé.
Mong các bạn giúp đỡ mình nhé, mình chân thành cảm ơn ạ
Nếu ai đã có bài văn thì ghi tên, trường, địa chỉ cho mình nhé, mình sẽ tặng các bạn 1 món quà vì đã giúp đỡ mình( mình cần rất gấp)
mùa thu đã đến gió thì hanh heo, sương mù dày đặc,gió hiu hiu mát lạnh, bầu trời có những biểu hiện như thế là đã đến ngày khai trường. Đối với em ngày khai trường là ngày tuyệt vời và ý nghĩa nhất.
trước cổng trường là băng- rôn mang dòng chữ chào mừng năm học mới 2018-2019. phía trên cổng có những lá cờ sắc màu. giữa sân là lá cờ đỏ thắm.sự nôn náo háo hức của mọi người thể hiện trên những khuôn mặt của toàn thể học sinh trường Th Hồng Sơn 4. trang phục trường em là áo trắng và quần xanh rất giản dị nhưng rất đẹp.đúng 8 giờ thì cô phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường xin bắt đầu. đầu tiên là lễ chào cờ tất cả các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo đứng lên làm lễ, lúc này không khí bỗng nghiêm trang khác lạ. cả trường hát bài quốc ca và đội ca vang lên.Tiếp theo thầy giám hiệu đọc diễn văn lễ khai giảng. Phát động phong trào như:phòng chống ma túy, không uống rựu bia, không hút thuốc lá, phòng chống bạo hành học đường,.... Tiếp tục trương trình là thầy hiệu trưởng lên đánh anh trống để trai trường. khi đã đánh trống thì tiếp là lễ văn nghệ của các bạn của các chi đội.khi lễ văn nghệ xong thì có thêm một bác trưởng thôn đến dự buổi lễ và nêu diễn văn về ngày khai trường. và cuối cùng là chào cờ và các bạn ra về.
khi ra về cô giáo còn dặn dò cho học sinh của lớp mình đi dọn dẹp rác và xếp ghế lại.
tuy hôm ấy thật ngắn ngủi nhưng đó là kỉ niệm ngày khai trường của bọn em. em rất yêu quí ngôi trường của em. cho dù ngôi trường khác có đẹp hơn hay thế nào thì em vẫn yêu mến trường em
tên bảo hân
thôn 1
xã hàm đức
huyện hàm thuận bắc
tỉnh bình thuận
sdt 0917137762 nhé bạn cứ viết thế là bưu điện sẽ biết
mình có mất tiền gì ko
Nguyễn Minh Ánh:chị đội 8a1 trường trường THCS Phú Hộ:Khu 18,thị xã phú thọ tỉnh Phú Thọ
Bài văn số 1
Mùa thu - mùa tựu trường đã đến.
Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.
Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuông sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.
Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.
Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuông tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.
âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ây. Nó là điếm tựa cho em ởngày hôm nay đế hướng tới tương lai.
Bài văn số 2
Năm nay em học lớp 6. Tạm biệt mái trường Tiểu học thân quen, em bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ. Được đón khai giảng lần đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.
Hôm đó là ngày 5/9 – ngày khai giảng của mọi trường học trên đất nước. Em háo hức dậy từ rất sớm. Tối hôm trước, em đã tự tay là bộ đồng phục mới, chuẩn bị sách vở gọn gàng đầy đủ. Cả tối hôm đó mãi mãi mới ngủ được vì tâm trạng háo hức đợi đến ngày mai. Sau khi vệ sinh cá nhân, mặc quần áo tươm tất, được mẹ tết cho hai bím tóc xinh xinh. Cười thật tươi chào mẹ, em chạy bước đến trường. Con đường hôm nay đông vui nhộn nhịp. Dòng người qua lại, những bạn học sinh trong bộ trang phục trắng tinh nhìn đầy tinh nghịch. Gương mặt ái cũng vui háo hức. Nhìn lên cao, bầu trời trong xanh cao chất ngất lạ thường. Khí trời mát dịu nhẹ, khiến tâm trạng em càng thêm thích thú. Nắng thu vàng nhẹ nhàng trải đẩy khắp cành cây, kẽ lá. Trên cành những chú chim ca hót líu lo bài ca mùa thu tựu trường.
Vừa đến trường, hiện ngay trước mắt em là tấm biển: “Trường THCS Trần Đăng Ninh” được trang trí lộng lẫy. Cánh cổng trường được treo băng rôn chào mừng đang mở rộng cửa đón học sinh. Bước qua cánh cổng trường em ngỡ ngàng trước không gian của trường. Những chùm bóng bay sặc sỡ treo khắp nơi. Bục sân khấu được trang trí cẩn thận với phông lớn : “ Chào đón năm học mới 2017-2018” treo chính giữa.
Trên sân trường rất đông học sinh và giáo viên. Các thầy các cô diện những bộ quần áo mới thật đẹp. Các cố giáo mặc những bộ áo dài màu sắc khác nhau. Trông các cô thật xinh đẹp và duyên dáng. Các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trắng tinh khôi. Nhìn ai cũng vui vẻ đầy háo hức.
Đúng 7 rưới buổi lễ diễn ra. Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng hát Quốc ca, Đội ca đầy hào hùng. Sau đó cô Hiệu trưởng lên đọc bài diễn văn khai trường và thư của Chủ tịch nước gửi các trường học trên toàn quốc. Tiếng trống trường đầu tiên vang lên là lúc những chùm bóng được thả. Những chùm bóng mang theo ước mơ, hi vọng tiến tới trong một năm học mới của toàn thể thầy cô và học sinh trong trường. Tiếp đó là những tiết mục văn nghệ biểu diễn đầy sôi động và cảm xúc. Hơn 9 giờ buổi lễ khai giảng kết thúc.
Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai. Những phút giây ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em đến mãi về.
Cho mình hỏi :
-Khi viết văn biểu cảm về nụ cười của mẹ. Có cần phải tả 1 số điểm về mẹ như là vóc dáng, làn da, khuôn mặt, đôi mắt, mũi, miệng không? Hay là chỉ tả về nụ cười của mẹ thôi. Mình nghĩ là cần, nhưng khi mình tả xong rồi thì mình thấy nó không có liên kết với nhau, các ý rất rời rạc, còn khi minh rút đoạn đó ra thì bài văn rất ngắn và thiếu thiếu.
Cho mình biết ý kiến của các bạn nhé!
có nhe bạn như tả thế này
dáng hình cao ráo ,xinh đẹp ,khuông mặt bầu bĩnh ,làn da như hoa mùa đông, dôi măt to tròn óng ánh ,chiếc mũi nhỏ nhắn xinh xắn ,bên trong miệng là một hàm răng trắng ,mỗi khi mẹ cười đều thấy vui .Trong những vẻ đẹp đó em thích nhất là nụ cười của mẹ ....
rồi chỗ ba chấm bạn tả nụ cười nha
chúc bạn học tốt
Các bạn ơi cho mình hỏi là : văn lập luận chứng minh với văn nghị luận chứng minh có khác nhau hay là giống nhau ạ . mình cảm ơn
Các bạn ơi giúp mk với . Sắp thi r :((
có bạn nào thi giữa kỳ lớp 5 chưa? nếu thi rồi thì cho mình xin cảm nghĩ của các bạn với đề nhé và cho mình hỏi đề văn là gì vậy?
minnhf chiụ vì mình chưa thi
nhưng xin bạn đừng giận mình
nha mình xin lũi nha
Nguyễn Tiến Quân không sao đâu bạn mình cũng đã thi đâu mói cả mình đọc sợ thi được dưới 9 điểm thì rớt mất học sinh giỏi
1. Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người mẹ
2. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước"
Giúp mình nha, mai mình thi rồi. Mấy bạn có thể tả bằng lời các bạn mình sợ vào thi chép vào cô cho điểm thấp. Cảm ơn
Refer:
1,
Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2,
Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Đề bài: Cảm xúc của em về vườn cây quê hương
(Mọi người lưu ý giúp mình nhé: Đây là đề văn BIỂU CẢM! BIỂU CẢM! BIỂU CẢM! Điều quan trọng phải nói 3 lần! Nói thật về việc các bạn có lấy trên mạng hay không thì mình không quản được, mình cũng không ép các bạn phải tự làm! Nhưng mong các bạn đưa cho mình dàn ý/bài văn BIỂU CẢM vè đề bài trên nhé! Mình cảm ơn trước ạ!)
1. Mở bài
Giới thiệu vườn cây của nhà em.Tình cảm của bản thân đối với vườn cây lâu ngày mới gặpk.2. Thân bài
Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.3. Kết bài
Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn ở quê.
Dàn ý đó thiên về tả và kể rồi bạn ạ! (có mỗi MB và KB là biểu cảm) Đây là đề văn thuộc ptbđ là biểu cảm nhé!
mình k rõ lắm, bn giúp hộ mình nhé
Nêu cảm nghĩ của em sau khi xem bức tranh Lưu ý Nghị luận xã hội Có yếu tố miêu tả và biểu cảm Cách hành văn phải trôi chảy mạch lạc Dài ít nhất 500 chữ Không nhét dàn ý vào ,mình tự biết lập dàn bài Lời văn phải sâu sắc,cảm động ,vấn đề nghị luận phải đưa ra những ví dụ thực tiễn 60đ chỉ dành cho người xứng đáng Mình đang rất cần,cực kì khẩn cấp luôn ,các bạn giúp mình nhé .Xin các bạn đó Lưu ý : Yonnii không vào trả lời : mình đọc văn của bạn rồi.Không phải mình ghét bạn hay gì,nhưng mà bạn không thể làm dạng bài này như mình cần được.
Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan?
Lâp dàn ý cho mình cũng đucợ nhưng mà mình cần gấp lắm lắm nha~
Cảm mơn các bạn trước nhé Các bạn chịu khó không dùng văn mẫu giúp mình, tại vì khi đặt câu hỏi ở page này thì mình học tập ý kiến của các bạn chứ không cần văn mẫu~~~ <3 <3
– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
2. Thân bài: * Hai câu đề: + Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. – Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống. – Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ. + Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa. – Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa. – Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước. * Hai câu thực: + Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú. – Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. + Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà. – Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông. – Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật. * Hai câu luận: + Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc. – Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng. – Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai. – Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận. – Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại. * Hai câu kết: + Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước. – Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn. – Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé. + Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta. – Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người. – Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi. – Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc. 3. Kết bài: – Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ. – Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc. – Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.
Bài thơ Qua đèo Ngang trước tiên là bài thơ tả cảnh. Cảnh vật hiện ra phong phú dần theo bước chân người đi. Có cảnh sắc: cỏ, cây, hoa, lá, đá, tiều phu bên sườn núi, chợ bên sông, nhà; có âm thanh: tiếng quốc quốc, gia gia khắc khoải, dồn dập. Và khi đi lên đến đỉnh núi thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổng quát, toàn thể: trời, non nước. Cái mênh mông vô cùng hùng vĩ ấy của thiên nhiên đã làm nhà thơ sững lại: dừng chân đứng lại.
Nhưng tả cảnh chỉ là một phần ý nghĩa của bài thơ. Chính là bài thơ đã miêu tả rất rõ diễn biến tình cảm của tác giả khi qua đèo Ngang này. Từ cảm nhận ban đầu, tình cảm của tác giả sâu lắng dần; qua sự tiếp nhận của mắt, của tai, những nỗi niềm tâm sự mỗi lúc một dồn nén để rồi nó chất chứa, cô đọng thành một nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể cùng ai chia sẻ. Hình ảnh một con người, lại là một người đàn bà, đứng sững giữa cảnh trời, nước, non cao, trong ánh chiều tà đơn độc biết bao! Ở đây có sự tương phản: tương phản giữa thời gian khoảnh khắc (chiều sắp hết) và vũ trụ vô cùng; tương phản giữa không gian và thời gian: tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô hạn, và cả bóng hình nữ sĩ.
Qua đèo Ngang là một bài thơ hay và sẽ bất tử với thời gian. Có lẽ cho đến khi nào con đường Nam Bắc còn đèo Ngang thì những người qua đây nhiều người vẫn còn nhớ đến nữ sĩ và như còn mường tượng ra bức tượng bà đứng cao trội lên trong bóng chiều trên đỉnh đèo.
Do mk không có thời gian nhiều nên bạn khảm khảo bài này nhé!