những câu chuyện về "giá trị cuộc sống" , "lòng yêu thương", "học sinh có hoàn cảnh khó khăn", " sự lãng phí", " lá lành đùm lá rách", "hoàn cảnh khó khăn".
Các bạn nhớ kể toàn bộ câu chuyện nha!!!!
GIẢI THÍCH LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH NGHĨA LÀ GÌ
nghĩa đen : khi gói bánh người ta thường những chiếc lá ành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che đi những lỗ hổng của lá
nghĩa bóng: người có đ/k thuận lợi phải đùm bọc che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn , bất hạnh
suy ra câu tục ngữ là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái , yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người vs con người
dựa vào phần này để triển khai thành 1 đoạn văn
Từ ngàn xưa dan tộc vietj nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.Lòng yeu thương tinh thần nhan đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.Truyền thống ây đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nó đc đúc kết lại thành những bai học mà ông cha ta thường nhắc nhở:''Lá lành đùm lá rách''.Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục con người.Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc gần gũi với những sự viecj bình thường trong cuộc sống.''Lá lành'' là chiếc lá còn nguyen vẹn,còn giữ nguyen dáng hình của chiếc lá.''Lá rách''là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyen vẹn như trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tùm tươi tốt neus nhìn kĩ ta sẽ thấy đc những chiếc lá lành đan cài,bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau(bn lấy vd ra)Chính nhờ nhiều lớp lá nhỏ xáu xí không nguyên vẹn sẽ được những chiếc lá tốt bao bọc che chở cho.Từ hình ảnh trên ta lien tưởng đến con người.Những ai có khó khăn hay hoạn nạn sẽ dược những nhà hảo tâm giúp đỡ trong hoàn cảnh thieus thốn đó.Trong hoàn cảnh dó,cùng là anh em sống trong một đất nc phải biets yêu thương nhau đùm bọc nhau.Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phàn nào mất mát đau thương của những người gặp khó khăn.Tình yêu đồng bào đồng loại đã làm ấm lại làm lành lại những nỗi đau vét thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nen tinh thân ái trong nhân dân và nó là truyền thống đẹo của nhân dân ta
BN TỰ LÀM PHẦN KẾT ĐOẠN NHA
Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.
Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội.Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất.Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.
Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người.Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bộc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.
Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.
Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn
lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.
Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống ca cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.
trong giai covid hiện nay có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn bế tắc . khi đó đã xuất hiện rất nhiều tấm lòng hảo tâm em hãy viết 1 đoạn vắn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về tinh thân lá lành đùm lá rách của nhân dân ta
Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Bài 4: Hưởng ứng phong trào “ Lá lành đùm lá rách ” giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đón tết, lớp 6A của trường đã khuyên góp được 156 thùng mì và 130 chai dầu ăn. Lớp 6A định chia số thùng mì và số chai dầu ăn thành các phần quà giống nhau, mỗi phần đều có đủ 2 loại. Hỏi chia được nhiều nhất bao nhiêu phần quà? Mỗi phần quà bao nhiêu thùng mì, bao nhiêu chai dầu ăn?
Vì ƯCLN(156,130)=26 nên chia được nhìu nhất 26 phần quà
Khi đó mỗi phần quà có \(156:26=6\left(thùng.mì\right);130:26=5\left(chai.dầu.ăn\right)\)
Hưởng ứng phong trào "Lá lành đùm lá rách" giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đón Tết, lớp 6A của trường đã quyên góp được 156 thùng mì và 130 chai dầu ăn. Lớp 6A định chia số thùng mì gói và dầu ăn thành các phần quà giống nhau, mỗi phần quà đều có đủ 2 loại. Hỏi chia được nhiều nhất bao nhiêu phần quà?
giúp mình nha mn :))
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Phát hiện lỗi về dấu câu và thay vào đó các dấu câu thích hợp:
a) Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
b) Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống yêu thương nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
c) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
a, Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “ Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.”
b, Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
c, Mặc dù trải qua bao nhiêu năm tháng nhưng tôi vẫn không quên được kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
Bài 6: Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm là rách" giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh
khó khăn đón Tết, lớp 6A của trường đã quên góp được 156 thùng mì và 130 chai đầu
ăn. Lớp 6A định chia số thùng mì gôi và đầu ăn thành các phần quà giống nhau, mỗi
phần quà đều có đủ 2 loại Hỏi chia được nhiều nhất bao nhiêu phần quà?
(trang 28, 29 Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)
Hãy kể một câu chuyện ngắn về việc em hoặc người em biết giúp đỡ một bạn/ một người có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý:
- Bạn đó/ người đó là ai?
- Bạn đó/ người đó có khó khăn gì?
- Em/ người em biết làm những việc gì để giúp đỡ bạn đó/ người đó?
- Em/ người em biết làm cùng với ai?
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống của bạn đó/ người đó?
Nhà cô Lê là nhà có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm em. Chồng cô bị tai nạn lao động vừa mất năm ngoái, một mình cô xoay xở lo cho hai con ăn học,cô lại hay ốm đau liên miên. Biết được hoàn cảnh này cả xóm em cùng quên góp giúp đỡ gia đình cô.
Hôm nay nhà cô bỗng nhộn nhịp hẳn lên, không còn cái vắng lặng của ngày thường. Người tới cho gạo, người cho tiền. Chỉ còn vài ngày nữa là vào năm học mới mà hai đứa con cô vẫn chưa có quần áo, sách vở mới. Thấy vậy em và các bạn trong xóm rủ nhau lấy tiền đúc lợn cùng quên góp để mua cặp mới, sách vở và quần áo mới cho hai em. Mọi người ai ai cũng hi vọng mẹ con cô Lê sớm vượt qua được hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn ánh mắt đầy xúc động của cô và các em khi nhận quà mà lòng chúng em cảm thấy ấm áp và hạnh phúc lạ thường.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Đề bài là gì vậy chị?????????