Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 1 2017 lúc 15:00

Đáp án D

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 5 2019 lúc 10:54

Đáp án C

Vấn đề biển Đông đang ngay càng diễn biến phức tạp. Nếu như trước năm 1945, các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng chiến tranh thì giờ đây, con người hướng tới giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đây cũng là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cần tuân thủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

Thực tế, Việt Nam đang tranh thủ thêm nhiều sự ủng hộ của quốc tế để giành lại chủ quyền biển đảo trong tranh chấp với Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo cấp cao, yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận DOC và tiến tới COC. Cho đến năm 2017, vấn đề biển Đông vấn được Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế

Bình luận (0)
blue berry_YT
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 19:22

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã có những việc làm và ý nghĩa của những việc làm đó là:

- Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) => Khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước, thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là một nước phụ thuộc.

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống => Giữ mối quan hệ giao hảo để tránh đụng độ với một nước mạnh trong khi tình hình đất nước vừa mới ổn định.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt => Tránh tình trạng cát cứ, loạn lạc xảy ra.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội => Xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nước nhanh chóng để xây dựng tiềm lực quốc gia.

=> Như vậy, những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

Bình luận (0)
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Trang Hà
12 tháng 9 2017 lúc 18:30

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo.

Bình luận (0)
Duyệt Nguyễn Ái
Xem chi tiết
Tử Di Mộng
2 tháng 8 2019 lúc 22:20

Mình ko dán được nên chụp lại , bn nhớ tick mk nhoe >.<Hỏi đáp Lịch sử

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
3 tháng 8 2019 lúc 10:26

a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:

- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

- Không can thiệp vào nội bộ của các nước.

b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay :

Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
3 tháng 8 2019 lúc 15:59

– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Liên hợp quốc xác định phải giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vì

- Hòa bình ổn định là điều là mọi dân tộc, mọi quốc gia đều mong muốn.

- Phải hòa bình thì mới có thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế ngày nay, nền hòa bình ổn định giúp các nước dễ dàng giao lưu phát triển kinh tế văn hóa xã hội, do đó hòa bình là điều kiện rất quan trọng.

- Các tranh chấp mâu thuẫn rất dễ bùng nổ thành sự thù hằn, thù địch và có thể dẫn đến chiến tranh, gây ảnh hưởng đến các dân tộc trực tiếp tham chiến và ảnh hưởng đến an ninh khu vực, cản trở phát triển kinh tế văn hóa xã hội, do đó phải giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.

Về vấn đề chủ quyền biển đảo

- Trước tiên có thể khẳng định, chúng ta kiên quyết với chủ quyền quốc gia, quyết tâm bảo vệ biển đảo và chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

- Chúng ta tôn trọng nguyên tắc của Liên Hợp quốc, giải quyết bằng cách hòa bình, không gây hấn, bình tĩnh, sẵn sàng giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.

- Đấu tranh bằng các hình thức hòa bình, tố cáo các hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời đưa ra các cơ sở pháp lý chứng minh biển đảo của ta đúng và phù hợp theo luật pháp quốc tế.

Bình luận (0)
Vũ Thị Dương
Xem chi tiết
Tâm Trà
22 tháng 11 2018 lúc 19:41

Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta hiện nay?

Việc làm của nhà Lý với các tù trưởng : Gả công chúa và ban tước

Nguyên nhân của việc làm đó : Để tạo chặt chẽ mối khăng khít giữa hai bên .Khi các tộc trưởng đã cưới công chúa tức đã là con rể của vua Lý không thể nào phản bội lại gia đình ,bán rẻ đất nước hay có ý định trỗi dậy được .

Bài học lịch sử : Phải có qua có lại thì mới toại được lòng nhau . Cho đi cái này thì nhận được cái khác .Không có gì là vô giá .Phải hi sinh vì những việc lớn ,luôn nghĩ đến đất nước (ví dụ như công chúa cũng chưa chắc muốn lấy tù trưởng nhưng các nàng có lòng yêu nước sâu nặng ,vì tình yêu với đất nước mới cưới các từ trưởng).

Bình luận (4)
Tâm Trà
22 tháng 11 2018 lúc 19:42

Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta hiện nay:

Để củng cố đoàn kết giữa các dân tộc. Vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và củng cố nền thống nhất quốc gia.

Bình luận (0)
Thị Hồng Đỗ
25 tháng 11 2018 lúc 19:57

phải biết quan hệ ngoại giao để ko gây xung đột nhưng cũng cần hết sức cẩn trọng

=>Đó là chính sách thông minh mềm dẻo mà cứng rắn nên học tập

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:04

Tham khảo:

Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới, khu vực cũng như trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Những dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động như: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Bởi thế ta cần phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc. Với tình hình trên thế giới đang diễn ra toàn cầu hóa muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường. Hơn nữa phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tinh thần chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Chúng ta cần phải hiểu rằng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, phải biết kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước và tuân thủ luật pháp quốc tế. Xây dựng nền kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển vững chắc, toàn vẹn. Thế hệ trẻ ngày nay cần tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền dân tộc. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Luôn mang trong mình tấm lòng yêu quê hương đất nước, tấm lòng hướng về biển đảo thân thương.

Bình luận (0)
Phùng Thu HÀ
Xem chi tiết