Hay soan bai : cay but than
bai hoc cuoc song rut ra tu truyen cay but than
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắm thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
bai hoc cuoc song rut ra tu truyen cay but than
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công
ai bit cach soan bai nhung cau hat than than cua lop 7 ko chi mk voi ??? !!!
Ai gíúp mk vs ak.
Soan bai cay thien huong(chuong trinh ngu van dia phuong 6:@@
Ai đúg mk tick cho
lên google gõ " soạn bài cay thien hương" văn 6 là nó ra đó xong rùi tự chép vào ok
mk cũng đồng ý vs ý kiến của MUỖI ĐỐT!
Tren mot cay soan co hai canh tren hai canh co hai nhanh hoi tren cay soan co bao nhieu qua tao?
Có không quả táo, vì cây xoan chỉ mọc có quả xoan chứ không mọc quả táo!Hỏi vớ vẩn!
viet bai tap lam van so 3 van thuyet minh
thuyet minh ve cay but may hoac cay but bi
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.
Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.
Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để
chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.
Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.
Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.
Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.
Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).
2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.ó ai trong đời mà không viết hay chỉ đơn giản là vẽ vài nét? Như vậy, không có ai là không một lần cầm chiếc bút nói chung cũng như bút máy nói riêng. Mọi đối tượng đều dùng bút, không cần phân biệt độ tuổi hay nghề nghiệp. Trong đời sống, giá trị của những chiếc bút là một vật dụng thiết yếu, một người bạn thân thiết với người học. Đối với những người mà không được ở gần nhau, chiếc bút máy giúp con người bày tỏ những suy nghĩ, những điều muốn nói, mà họ không có điều kiện nói chuyện với nhau. Chiếc bút giúp tình cảm con người dù xa cách nhau, có thể vượt không gian và thời gian để xích lại gần nhau hơn; và chiếc bút trở thành thông điệp kết nối những trái tim. Còn có rất nhiều những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được tạo nên từ những cây bút nhỏ xinh. Cây bút giúp con người xây dựng nên một nền văn hóa phong phú và kho tàng kiến thức cho nhân loại. Ở trường hợp khác, những nhà sử học, những người lính trong kháng chiến, đã dùng cây bút để ghi lại những sự kiện lịch sử, những bài ca để đời. Chiếc bút cũng giống như cỗ máy thời gian của chú mèo máy Doraemon đưa con người quay lại quá khứ và ngắm nhìn lại những sự kiện trong quá khứ. Vậy đấy, bút máy thật có giá trị với con người. Nhưng để có chiếc bút máy tiện lợi như ngày hôm nay, đã có một quá trình dài phát triển.
Có thể nói, chiếc bút đầu tiên là những hòn than hay những viên đá được khắc lên hang đá hay mai rùa. Khoảng 3000 năm trước, người Xume là những người đầu tiên sử dụng hình thức viết trên phiến đất sét để ghi lại lịch sử. Đến thời đại của nền văn minh Ai Cập cổ, khái niệm bút và giấy mới chính thức được hình thành (lúc đó con người đã phát minh ra giấy). Chiếc bút thời ấy được làm từ thân cây sậy với đuôi được nghiền nát để giữ chất màu. Sau một thời gian, bút cây sậy sắc nhọn hơn với đường rãnh ở cuối. Từ đó, lịch sử chiếc bút mở sang trang mới, đó là bút lông (lông thiên nga, lông ngỗng,...), khi viết chấm đầu bút vào nghiên mực. Loại bút này có ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép của bàn tay. Chính vì vậy, loại bút này tồn tại mấy trăm năm, và tạo nên nền văn hóa là viết thư pháp và vẽ tranh phổ biến rộng rãi ở phương Đông (Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa phát triển gắn với chiếc bút lông). Còn ở phương Tây, vào thế kỉ XIX, người ta đã phát minh ra chiếc bút cũng dưới dạng chấm mực, nhưng ngòi bút không dùng lông động vật và dùng kim loại, để bút bền và nét viết chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, loại bút này có hạn chế là luôn phải kèm theo lọ mực, mực viết thì ra không được đều. Năm 1884 là năm diễn ra một bước tiến lớn của bút, vào năm nay, chiếc bút máy đầu tiên đã ra đời, bởi ông Lewis Waterman. Sự sáng tạo quan trọng này của ông là một sự rất tình cờ và ngẫu nhiên: Ông thấy rất phiền phức khi lúc nào cũng phải kè kè lọ mực, tốc độ viết chậm chạp, nét mực thì chỗ đậm chỗ nhạt khó coi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Waterman quyết tâm tìm ra câu trả lời mà hàng trăm chuyên gia đã bất lực. Cuối cùng ông cũng đã hiểu lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Làm thế nào để một cây bút chứa bình mực và làm cho mực chỉ chảy xuống khi người viết sử dụng? Câu trả lời là trong ống dẫn (đưa mực xuống đầu bút và xuống trang giấy), Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Vậy là chiếc bút máy được ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc bút máy có hai bộ phận cơ bản là vỏ và ruột. Vỏ bút thường làm bằng kim loại để bảo vệ bút và để việc viết chữ được dễ dàng hơn. Còn phần ruột bút có kết câu khá phức tạp, đầu tiên là bộ phận dẫn đến cuộc cách mạng bút là bình mực dự trữ. Đó là một khoang rỗng bên trong để chứa mực. Khi bơm mực chỉ cần cắm đầu bút vào lọ mực, bóp nhẹ ống mực và thả ra. Nhưng đến thế kỉ XX, người ta chế tạo ra kiểu bút thay mực, loại này không cần phải bơm mực. Nối tiếp bình mực là ống dẳn. Đây là một hệ thống ống dẫn gồm các rãnh. Hệ thống này đảm bảo khả năng rò rỉ mực ở áp suất thấp nhất, khiến mực ra đều. Bộ phận chính đảm nhiệm việc đó là lưỡi gà. Lưỡi gà hình trụ, mặt ôm vào ngòi bút có rãnh thẳng ăn khớp với rãnh của ngòi bút để dẫn mực. Cái rãnh này ở phần gốc mỏng dần về phía đầu ngòi bút. Lưỡi gà và ngòi bút áp sát nhau nên kiểm soát được mực. Nét viết mảnh, thanh. Cuối cùng là ngòi bút. Ngòi bút thường được làm bằng kim loại. Ngòi bút hình thuôn nhỏ dần, hình lòng máng ôm lấy lưỡi gà. Đầu ngòi bút nhọn, có một viên bi rất nhỏ gọi là “hạt gạo” để nét viết trơn và tránh bị rách giấy. Đầu ngòi có rãnh xẻ giúp mực chảy đều. Trên bề mặt ngòi bút thường được in logo của nhà sản xuất. Tất cả các bộ phận trên được ghép lại và tạo ra một đồ vật quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay, công nghệ phát triển, để có một chiếc bút máy có rất nhiều lựa chọn. Rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng và uy tín ở Việt Nam và cả thế giới như Hồng Hà, Thiên Long, Waterman, Parker, Montblanc, Pelikan Không chỉ phong phú về hãng mà bút máy còn vô cùng phong phú về hình thức. Bút máy bây giờ có nhiều màu sắc và có những họa tiết khác nhau. Có những chiếc bút còn gắn cả các hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu thích như chuột Mickey, mèo Kitty,... Nếu ngày xưa, bút máy chỉ đơn thuần với những chất liệu không quá cầu kì, thì ngày nay con người đã khẳng định đẳng cấp với những chiếc bút có ngòi làm bằng kim loại quý hiếm, vỏ hộp đựng bút đính nhưng viên kim cương hay đá quý. Bút máy còn là những món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Bút có khi còn là những phụ kiện trang sức không thể thiếu của nhiều người.
Hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, trở nên quan trọng nhưng con người không thể nào quên những chiếc bút máy giản dị mà thân thiết. Là một học sinh, em yêu bút máy, và em luôn ngân ca câu hát:
Nào bàn nào ghế,
Nào sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phấn nào bảng...
Bút máy luôn là người bạn đồng hành với chúng em trên con đường học tập.
Cau1
Em hay soan bai buoi hoc cuoi cung
Khong dc chep ten mang nhe , nhanh len minh can gap
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
- Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
- Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.
- Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
- Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :
- Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
- Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
- Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
- Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :
- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
* Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.
TK MIK NHA<##
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Lap dan bai thuyet minh ve cay but bi.
I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).
2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò, bút bi - sản phẩm của trí tuệ con người và là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn. Bởi học tập là học cả đời cả chặg đường dài đầy khó khăn và in quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ cx chính là cây bút bi.
Từ thuở xa xưa, khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước. Trong nền văn minh Ai Cập cổ, những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim. Sau đó là đến bút máy từ giữa thế kỉ 19. Và chiếc bút bi đầu tiên được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút. Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp. Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất. Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn. . Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng. Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. 1 số người ns:"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau but về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cáh sd r đgian Bấm bút để ngòi bút lộ ra. Khi viết, bi lăn truyền mực ra ngoài và khô ngay lập tức khi chạm mặt giấy. Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến để bảo quản cho bút được bền hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà ta chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy! Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Bút bì là người bạn rất qt đv cng, những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước . Bút bi được thay cho bút máy vì những cây bút máy thgxuyênlàmrách,bẩn, giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng còn bút bi thì nhẹ, dễ sd và tiện lợi ở bất cứ đâu.
.
2) quan sat bieu do nhiet do va luong mua o hinh 5.2 trang 16 va noi dung SGK em hay cho biet su phan bo nhiet do va luong mua cua khi hau xich dao am
3) hay neu dac diem cua rung ram xanh quanh nam o moi truong xich dao :
ve trang thai cua la o cac mua trong nam:.....................................................
ve so tang tan va do cao cua cay trong rung ram :................................
ben canh nhung cay than go, trong rung ram xanh quanh nam con co nhung loai cay gi ?...................................................
bai tap nay o trong sach bai tap ban do lop 7 nhe
2) quan sat bieu do nhiet do va luong mua o hinh 5.2 trang 16 va noi dung SGK em hay cho biet su phan bo nhiet do va luong mua cua khi hau xich dao am
-> + có khí hậu nóng ẩm quanh năm + nhiệt độ trên 25 độ c +lượng mưa từ 1500-2500mm +độ ẩm cao trên 80% (nếu bạn cần độ ẩm nhé) 3) hay neu dac diem cua rung ram xanh quanh nam o moi truong xich dao :+về trạng thái của lá ở các mùa trong năm:xanh tốt quanh năm
+ve so tang tan va do cao cua cay trong rung ram :mọc thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến độ cao 40-50m
+ben canh nhung cay than go, trong rung ram xanh quanh nam con co nhung loai cay gi ? ngoài ra còn có các loại dây leo thân gỗ,phong lan,tầm gửi
Chúc bạn học tốt