Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của "Chuyện người con gái Nam Xương" .Giúp tui vs
Viết đoạn văn nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.
Hãy nêu cảm nhận của em về văn bản chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ ( trong đó có giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo , giá trị nghệ thuật của truyện)
làm ơn giúp mình với
hãy nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của người con gái nam xương của nguyễn dữ
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :
Đau đớn thay phậh đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.
Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.
Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :
Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.
Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.
Về "Chuyện người con gái Nam Xương":
* Giá trị hiện thực:
Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, tư tưởng cổ hủ, chà đạp số phận người phụ nữ. Nhân vật phản diện đại diện cho xã hội phong kiến đó chính là Trương Sinh. Đồng thời, "Chuyện người con gái Nam Xương" qua đó mà phản ánh số phận con người xưa chủ yếu qua số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: chịu nhiều oan khuất và bế tắc. Không chỉ, vậy, tác phẩm còn phản ánh những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến khiến cuộc sống của người dân càng rơi vào bước đường cùng.
* Giá trị nhân đạo:
"Chuyện người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo là thể hiện niềm thương cảm đối với số phận người phụ nữ và thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, công bằng cho con người, đồng thời khẳng định và ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ.
* Giá trị nghệ thuật:
"Chuyện người con gái Nam Xương" đã có sự khéo léo trong việc xây dựng tình tiết truyện, cách kết truyện sáng tạo, độc đáo, sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường đặc sắc mang giá trị nhân văn.
Trình bày giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
1. Giá trị hiện thực:
- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, trao cho người đàn ông quá nhiều quyền lực trong gia đình
- Phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận người phụ nữ đực hạnh như Vũ Nương phải chịu oan khuất , tai họa có thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì những lý do vô lý , số phận của họ mỏng manh như chiếc bóng
2. Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như nhân vật Vũ Nương.
- Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người và người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến
- Khẳng định niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
1) giá trị hiện thực :
- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế đọ nam quyền chà đạp số phận của người phụ nữ ( đại diện là Trương Sinh )
- Phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ họ phải chịu oan khuất ,không được bênh vực chở che
-phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên minh ,làm cho cuộc sống nhân dân rơi vào lầm than ,bế tắc .
2) Giá trị nhân đạo :
-Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ NƯơng
-Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người phải chịu những giáo lễ hà khắc ,chiến tranh ,..
- Khẳng định niềm tin ,niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹo của con người .
1. Giá trị hiện thực:
- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (đại diện là Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận người phụ nữ phải chịu oan khuất và bế tắc.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên minh, làm cho cho cuộc sống nhân dân rơi vào lầm than, bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
- Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người phải chịu những lễ giáo hà khắc, chiến tranh, ...
- Khẳng định niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của chuyện người con gái Nam Xương
tham khảo!!
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Từ lâu, hình ảnh những người phụ nữ với biết bao nhiêu những phẩm chất tuyệt vời như tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, nhất mực thủy chung với chồng, với con đã đi vào thi ca nhạc họa nuôi một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Thế nhưng, trong xã hội phong kiến nam quyền độc đoán với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ đã không thể có tiếng được tiếng nói của riêng mình, họ đã phải chịu rất nhiều những đắng cay, bất công và ngang trái. Thấu hiểu được điều đó, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ bằng việc viết lên tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Truyện không chỉ góp một tiếng nói tố cáo một xã hội phi nhân đã chà đạp lên số phận đáng thương của người phụ nữ mà còn qua đó ca ngợi khẳng định những vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn và niềm khát khao hướng về mái ấm, hạnh phúc gia đình của họ. Vì thế, câu chuyện rất giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ tiết hạnh, đẹp người lại đẹp nết nhưng số phận bất hạnh: bị chồng nghi oan thất tiết. Do không có cơ hội để minh oan, giãi bày, Vũ Nương đành phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Kết thúc của truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất.
Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” mang đậm giá trị hiện thực sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị hiện thực khi nó phản ánh một cách chân thực những nét bản chất nhất của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế, từ “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã phản ánh chân thực một xã hội phong kiến bất công, gây nhiều khổ đau cho người phụ nữ. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Trương Sinh. Có thể nói, Trương Sinh là con đẻ của xã hội Nam quyền phong kiến. Trong truyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà hào phú đã “xin mẹ trăm lạng vàng cưới vợ” nhưng lại ít học, luôn có tính đa nghi, ghen tuông, bảo thủ, độc đoán thiếu bao dung với cả người vợ của mình... Và đây chính là những bản chất của xã hội phong kiến nam quyền “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” luôn đề cao người đàn ông trong gia đình và xã hội, đã dồn đẩy thân phận người đàn bà vào số phận oan nghiệt. Đồng thời, trong xã hội ấy, chiến tranh phi nghĩa diễn ra liên miên phá tan đi hạnh phúc của biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện, đẩy họ hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”. Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già và người vợ mới cưới. Ở nhà, bà mẹ vì nhớ thương con mà sinh ra bệnh tật rồi mất. Mọi công việc dồn đẩy lên đôi vai nhỏ bé hao gầy của Vũ Nương. Nàng vừa phải một mình nuôi con, vừa chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng cho tới khi mẹ mất. Thân phận nữ nhi giờ đây lại trở thành trụ cột của gia đình. Ba năm bặt vô âm tín, Trương Sinh bỗng trở về trong niềm vui sướng của gia đình. Nhưng vì tin vào lời nói ngây thơ của bé Đản: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”, Trương Sinh đã một mực cho rằng vợ mình thất tiết. Lễ giáo phong kiến bất công đã dung túng cho người đàn ông, cho họ những quyền hành có thể đối xử tệ bạc với người phụ nữ của mình, không cho người phụ nữ cất lên tiếng nói phân trần, giảng giải nên đã vội vàng kết án Vũ Nương là người không đoan chính. Để rồi nàng đành phải trầm mình dưới nước sông Hoàng Giang lạnh lẽo để rửa sạch mối oan tình. Mặc dù, đến cuối truyện, Vũ Nương đã được trả lại danh dự, nhân phẩm và được bất tử hóa đến muôn đời nhưng Vũ Nương đã phải trả một cái giá quá đắt. Hạnh phúc mãi mãi tuột khỏi tầm tay. Nàng và chồng con không còn có thể đoàn tụ được nữa rồi. Từ nay, âm dương cách biệt, chia lìa đôi ngả. Chồng thì mất vợ, con thì mất mẹ. Cái lý mà Vũ Nương đưa ra khi không thể trở về dương gian được nữa là vì muốn cảm tạ ân đức của Linh Phi cứu giúp. Nhưng, đâu chỉ có vậy, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc rằng: chừng nào xã hội phong kiến còn tồn tại những bất công với người phụ nữ thì chừng đó người phụ nữ không có đất mà dung thân, còn phải tiếp tục phải chịu đọa đầy, thậm chí là phải đánh đổi cả mạng sống của mình nữa.
Không dừng lại ở đó, “Chuyện người con gái Nam Xương” còn mang một giá trị nhân đạo sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo khi tác phẩm đó lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, hắc ám đã chà đạp lên số phận của con người bất hạnh, qua đó nhà văn thể hiện niềm cảm thương, sẻ chia sâu sắc trước những tấn bi kịch mà họ phải trải qua, đồng tình, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người nhân vật và chỉ ra cho họ một con đường giải thoát.
Trước hết, thông qua cuộc đời bất hạnh và chịu nhiều oan khuất của Vũ Nương, nhà văn đã lên án, tố cáo một xã hội phi nhân tính, đẩy người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát, cướp đi của họ quyền hạnh phúc, quyền sống và quyền được công bằng. Có thể nói, dưới cái nhìn của Nguyễn Dữ, Trương Sinh là điển hình của các ác, của bạo chúa gia đình. Vì thế, Nguyễn Dữ càng thể hiện niềm xót thương cho người phụ nữ bao nhiêu thì ông lại càng căm giận, lên án bấy nhiêu sự bất công, ngang trái trong xã hội Nam quyền. Cho nên, trong lời bình ở cuối truyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại lại công bằng cho người phụ nữ bằng những câu văn rất nhẹ nhàng, thấm thía, nghiêm khắc nhắc nhở: “Than ôi! Những việc từa tựa như nhau, thật là khó tỏ mà dễ hoặc. Cho nên quăng thoi đứng dậy, tuy mẹ bậc đại hiền cũng phải phân vân, mất búa đổ ngờ tuy con người láng giềng cũng khó chối cãi, ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng, "trói lại mà giết", Tào Tháo đến phụ ân nhân, việc Thị Thiết cũng giống như vậy. Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá ở dưới lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Làm người đàn ông, tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này". Đó là những lời bình chân tình, xuất phát từ trái tim thương người bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ của nhà văn Nguyễn Dữ dành cho nhân vật của mình.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ nhà văn đã ngợi ca những vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ bình dân, người phụ nữ của gia đình nhưng đức hạnh. Nàng được giới thiệu là người con gái tính đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Khi mới về nhà chồng, trong cuộc sống hôn nhân gia đình, Vũ Nương luôn cư xử đúng khuôn phép, nhường nhịn rất đúng mực, không bao giờ để cho vợ chồng phải thất hòa. Trong buổi đưa tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò Trương Sinh bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết. Nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình yên”. Nàng chỉ mong muốn có được hạnh phúc. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa đóng vai trò là một nguời mẹ, lại vừa mượn bóng mình ban đêm mà làm người cha. Nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của của một người con dâu hiếu thảo: chăm sóc, thuốc thang, lễ bái, hết lòng khuyên lơn mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng mất, nàng tổ chức ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Vì thế, bà mẹ chồng đã viện cả trời xanh để chứng minh cho lòng hiếu thảo của cô con dâu: “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.. Nhưng rồi khi chồng đi lính trở về, chỉ nghe lời con trẻ ngây thơ mà đã một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần mong mỏi chồng hiểu thấu lòng mình, tìm cách cứu vãn hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn mà chỉ thấy nay “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được nữa “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi đau tuyệt vọng. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã phát hiện và khẳng định những đốm sáng nhân văn tốt đẹp bên trong người phụ nữ. Ông thể hiện rõ thái độ bênh vực cho những người phụ nữ xấu số, bất hạnh.
Để thể hiện niềm cảm thông, sự chia sẻ, niềm xót thương với nỗi khổ đau của người phụ nữ đương thời, Nguyễn Dữ đã đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho họ bằng việc sáng tạo ra đoạn truyện dưới thủy cung, vạch ra cho người phụ nữ một con đường giải thoát bi kịch. Sau khi nhảy sông tuẫn tiết, nàng may mắn được Linh Phi - vợ vua biển Nam Hải cứu vớt. Sau đó Vũ Nương lại gặp được Phan Lang dưới thủy cung, nàng nhờ Phan Lang đem về gửi cho Trương Sinh chiếc hoa vàng cài tóc, dặn dò: “nếu còn nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần dưới nước, tôi sẽ trở về”. Trương Sinh lúc này đã biết mình đổ oan cho vợ lại nghe lời Phan Lang kể liền lập đàn tràng ba ngày, ba đêm, Vũ Nương thấp thoáng hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông. Vũ Nương nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh rồi biến mất. Chi tiết này, không chỉ giúp hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách của nhân vật mà còn chứng tỏ Vũ Nương vô tội. Ở thế giới bên kia, nàng được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Tạo nên kết thúc truyện như thế, Nguyễn Dữ đã đáp ứng được ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.
Bằng nghệ thuật kể truyện độc đáo, xen lẫn giữa hiện thực và kì ảo, giữa tình tiết đời thường với sự sáng tạo của nhà văn, Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương - người đại diện cho bi kịch bất hạnh của người phụ nữ. Thông qua số phận cuộc đời đầy nước mắt của nàng, nhà văn đã mạnh dạn lên án, tố cáo một xã hội bạo tàn, phi nhân, tồn tại với rất nhiều những bất công ngang trái, dồn đẩy người phụ nữ vào đường cùng không lối thoát. Đồng thời qua câu chuyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho những người phụ nữ đương thời, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc giàu tình yêu thương con người của nhà văn Nguyễn Dữ. Mặc dù, truyện đã cách xa chúng ta hàng thế kỉ nhưng những thông điệp, ý nghĩa, giá trị của truyện và hình tượng Vũ Nương mãi mãi còn vang vọng đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau
Đoạn văn ngắn khái quát về giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong truyện người con gái nam xương
Tham Khảo dàn ý rồi làm bài văn theo ý mình nhé !!
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm."Chuyện người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.2. Thân bài
* Giá trị hiện thực:
- Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:
Xuất thân bình dân, nết na, thùy mị, "tư dung tốt đẹp"Chồng đi lính, một mình quán xuyến nhà cửa, lo cho mẹ chồng, cho con, mẹ chồng chết, "lo liệu ma chay như cha mẹ đẻ".→ Người phụ nữ đẹp người đẹp nết, đại diện cho phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trương Sinh vì nghe lời nói của con, nghi ngờ bóng gió vợ mình, "đánh đuổi đi", khiến vợ rơi vào bế tắc phải tự tự để minh oan.→ Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết lấy một người chồng vô học, đa nghi, "không tin vợ" khiến Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan.
- Phản ánh hiện thực xã hội bất công:
Dung túng cho một kẻ gia trưởng, vũ phu với tư tưởng "trọng nam khinh nữ"Sự ghen tuông của Trương Sinh rất mù quáng, thiếu căn cứ, bỏ ngoài tai lời can ngăn của vợ, xóm làng (thiếu hiểu biết).Sự ghen tuông của người chồng là hệ quả của xã hội đương thời với tư tưởng lạc hậuTố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình ly tán, vợ chồng hiểu lầm, khiến cho người dân phải chết rất nhiều. "nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, thuyền đắm, tất cả đều chết đuối hết".* Giá trị nhân đạo:
- Khái quát về giá trị nhân đạo: Là lời cảm thông của tác giả trước những số phận đau khổ, tố cáo xã hội cũng như tìm ra một con đường giải thoát cho nhân vật của mình.
- Trong chuyện người con gái Nam Xương:
Tác giả trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ đương thời qua hình ảnh của Vũ Nương "tư dung tốt đẹp, hiếu thảo, ..."Thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp "Ở hiền thì gặp lành" (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thờiCất lên tiếng nói đòi quyền công bằng cho người phụ nữ xưa, đời quyền được hạnh phúc (Vũ Nương không trở về mà ở dưới cung điện của Linh phi).Lên tiếng tố cáo xã hội, chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc của con người, khiến gia định vợ chồng phải ly tán, gây ra đau khổ.Thể hiện niềm cảm thông với những số phận oan trái.3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.
- Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm giá con người, đồng tình thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.
- Dựa vào những điều cơ bản trên, người viết soi chiếu vào “Chuyện người con gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
- Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chương ngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
- Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
B- Thân bài:
* Khái niệm nhân đạo: lòng yêu thuơng, sự ngợi ca, tôn trọng giá trị, phẩm chất, vẻ đẹp, tài năng, và quyền lợi của con nguời.
1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân
- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn ng-ười khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của nguời phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng; đối với con rất mực yêu th-ương.
- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để đuợc “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũng thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”
Tóm lại: dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nuơng bao nhiêu thì càng đau đớn truớc bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đắp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà nguời chồng vẫn không động lòng.
+ Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
→ Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
3. Nhưng với tấm lòng yêu thuơng con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.
- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn đuợc).
4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con nguời.
- Xã hội phong kiến với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
- Thế lực đồng tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
→ Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông, xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI.
C- Kết bài:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
Viết đoạn văn phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của chuyện Người con gái Nam Xương
Em tham khảo nhé:
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI trong thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Vậy nên ông hiểu sâu sắc về đời sống của nhân dân. Nói đến ông, người ta nghĩ đến ” Truyền Kỳ Mạn Lục” một thiên cổ kì bút của ngàn đời. Trong đó ” chuyện người con gái Nam Xương” là một trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đúng thật vậy, xuyên suốt cả tác phẩm người đọc dường như cảm nhận được trái tim nhân đạo của Nguyễn Dữ về cuộc sống đau khổ, số phận bất hạnh của người dân đặc biệt là người phụ nữ. Đến với truyện, ta thấy tác giả đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua hình ảnh của Vũ Nương. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là ” con kẻ khó” đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo ( tam tòng, tứ giống), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để ” mặc ấm phong hầu” mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình ” thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu… Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái ” thú vui nghi gia nghi thất”. Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong “truyện người con gái Nam Xương”
Có thể nói, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đức hạnh cao đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch của nàng bấy nhiêu, đau đớn thay cho Vũ Nương – một con người đức hạnh với tính cách cao đẹp, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng đáng với sự hi sinh của nàng, nhưng không nàng bị rơi vào bi kịch của cuộc đời, chờ chồng đằng đẵng ba năm, khi chồng về tưởng rằng cánh cửa hạnh phúc đang mỉm cười với nàng thì chưa một ngày vui sóng gió đã nổi lên chỉ vì một duyên cớ vu vơ. Hỡi ơi, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa trẻ, mà Trương Sinh – chồng nàng đã đẩy nàng vào ngõ cụt ” thế ra ông cũng là ba tôi ư? ông lại biết nói không như ba tôi trước kia chỉ nín thin thít, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” một thông tin thật mật mờ, đáng nhẽ ra phải suy nghĩ nhưng với chồng nàng, một kẻ vô học lại tin lời con trẻ. Khi bị oan Vũ Nương hết lời thanh minh với chồng để cởi mở mối nghi ngờ, họ hàng làng xóm hiểu được nỗi oan của nàng, căn ngăn nhưng không được, đến cả lời than khóc xót xa tột cùng của Vũ Nương ” nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió khóc tuyết bông hoa rụng cuống kêu xuân, cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, một con người trong trắng như Vũ Nương, nhân phẩm lại bị xúc phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Qua đây, chuyện nói lên bi kịch của cuộc đời nàng là bi kịch cho cái đẹp phũ phàng, theo quan niệm ” hồng nhan đa truân” đọc đến đây độc giả phải dừng lại xót thương cho số phận đáng thương của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, với lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ không muốn một con người trong sạch cao đẹp như Vũ Nương phải chết oan khuất, bằng sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để diễn tả Vũ Nương trở về để rửa sạch nỗi oan giữ thanh thiên bạch nhật với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa ” Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng sông, theo sau đó là năm mươi cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nhưng nàng được miêu tả khác với nàng tiên siêu thực, tuy sống dưới thủy cung nhưng nàng luôn khát khao hạnh phúc nơi trần thế và ngậm ngùi xót xa khi phải nói lời vĩnh biệt ” thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa” Chao ôi! ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Thông qua hình tượng Vũ Nương và yếu tố kỳ ảo trong truyện tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp ý nghĩa nơi người đọc: Hạnh phúc gia đình rất mong manh, rất dễ vỡ, nếu không biết giữ gìn, trân trọng thì khó có thể hàn gắn lại được. Và chắc chắn bức thông điệp này sẽ mãi khắc sâu trong lòng bạn đọc ở mọi thế hệ.
Không những thế, đau đớn trước bi kịch của người dân, Nguyễn Dữ càng lên án tố cáo mạnh mẽ thế lực tàn ác đã chà đạp lên khát vọng của con người, tố cáo một xã hội phong kiến bất công với những hủ tục phi nghĩa:” trọng nam khinh nữ”, ” đạo tòng phu” đã khinh rẻ, vùi dập phẩm chất của người phụ nữ, gây ra bao đau thương cho con người, đồng thời, Nguyễn Dữ còn lên án thế lực đồng tiền bạc ác trong xã hội: Trương Sinh, kẻ vô học một lúc bỏ ra trăm lượng vàng để cưới Vũ Nương về. Hạnh phúc đánh đổi từ tiền bạc chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Thời kỳ này, đạo lý đã bị suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc đỏ tình nghĩa con người.
Như vậy, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp một thời đại ông- xã hội phong kiến Việt nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả đã gây dựng lên trang văn chứa chan tinh thần nhân đạo.
Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ.
Hãy phân tích giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
Viết bài văn nghị luận văn học. yêu cầu viết văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Chuyện người con gái Nam Xương thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện qua số phận cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.
b. Thân bài (9đ)
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của người phụ nữ (5đ)
+ Vũ Nương là con nhà nghèo khó. Nàng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ: đảm đang, tháo vát, thủy chung, giàu tình nghĩa.
+ Là người con gái hoàn mĩ, đẹp người đẹp nết.
+ Là người vợ thủy chung, luôn có khát vọng hạnh phúc, yêu chồng tha thiết, không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng bình an trở về.
+ Là người con dâu hiếu thảo: thay chồng chăm sóc mẹ tận tình, chu đáo từ lúc mẹ chồng ốm đến khi mất.
+ Người yêu con tha thiết, dạy dỗ con chu đáo.
+ Là người trọng danh dự: Khi bị nghi oan, nàng tìm mọi cách thanh minh, cuối cùng tìm đến cái chết để chứng minh mình trong sạch.
- Bi kịch bi vùi dập (1đ): chồng hiểu lầm, không nghe giải thích mà vội vàng kết luận nàng là người không đoan chính. Quá đau xót, nàng tự vẫn.
- Tâm hồn sáng trong như ngọc (2đ):
+ Nguyễn Dữ không để nàng chết oan khuất mà giải oan cho nàng ở chốn thủy cung thông qua chi tiết kì ảo. Cái chết oan khuất của nàng đã làm cảm động cả thần linh: nàng được Linh Phi cứu vớt và cho ở lại Long Cung.
+ Chồng nàng nhờ nói chuyện với con mà vỡ lẽ rằng hiểu lầm dẫn đến cái chết oan của vợ nên lập đàn giải oan cho nàng.
+ Hình ảnh nàng trở về khi chồng lập đàn giải oan “ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến hơn năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông” như một sự đền bù, an ủi cho số phận bất hạnh của nàng trên dương thế.
- Xót thương cho số phận bất hạnh của nhân vật, đồng thời lên án những thế lực chà đạp cuộc sống, khát vọng hạnh phúc của con người. (1đ)
+ Đó là chiến tranh phi nghĩa cướp đi mái ấm của nàng, dẫn đến cảnh chia lìa, tang tóc.
+ Chế độ nam quyền đầy bất công, người chồng ghen tuông mù quáng.
c. Kết bài (0.5đ)
- Chuyện người con gái Nam Xương giàu tính nhân văn.
- Tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm“Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật
- Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện
- Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng