Những câu hỏi liên quan
Võ Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
2 tháng 10 2019 lúc 14:29

Khi những con đường trong thành phố bắt đầu có tiếng ve râm ran, khi hai tiếng đã bắt đầu nở rộ những khóm hoa phượng vĩ đỏ thắm thì khi ấy là lúc một mùa hè mới, một kỳ nghỉ thú vị sắp bắt đầu.

Nghỉ hè – đó là hai tiếng quen thuộc đối với mỗi người học sinh. Đó là khoảng thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi. Sau suốt một năm học bận rộn. Đó cũng là khoảng thời gian mà họ dành cho gia đình nhiều nhất.

Một buổi sáng thức dậy với ánh nắng sớm tinh khiết rọi vào gian phòng nhỏ bé của mình, tôi bỗng thấy có một cảm giác kỳ lạ trong lòng. Cái ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm, tiếng chim ca líu lo đầu hè, tiếng tấp nập của xe cộ ngoài phố như giải thích cho cái cảm giác kỳ lạ ấy. Tôi bắt đầu một kỳ nghỉ hè bằng những chuyến đi chơi với gia đình mình, về thăm quê nội, quê ngoại tôi thấy mình biết thêm được thật nhiều điều. Quê tôi đẹp lắm! Rồi những lần đi biển tôi vui đùa thỏa thích với sóng biển dưới bầu trời trong xanh không gợn chút mây. Những khoảnh khắc yêu thương, những tình cảm chan chứa và niềm vui ấy chỉ có vào ngày nghỉ hè mà thôi.

Nghỉ hè như đã trở thành một khoảng không gian mà ai cũng mong ước nó đến thật nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích bên nhau. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người được tạo dựng nên, được vun đắp bằng tình yêu thương của mỗi người. Phải cảm ơn mùa hè, cảm ơn những kỳ nghỉ đã cho chúng ta những giây phút thư giãn.

Nhưng không phải mùa hè lúc nào cũng cười, lúc nào cũng vui. Có những lúc, người ta ngồi thu mình lại một góc, nghĩ về những kỷ niệm của năm học cũ, nghĩ về những gì đã thả mình vào sự vui sướng với gia đình mà quên mất bạn bè, những người đã gắn bó với ta trong suốt chặng đường học tập, quên mất những ký ức của tuổi học trò suốt năm học vừa qua. Mùa hè cũng làm cho ta phải xa bạn bè một thời gian, xa thầy cô mà mình quý mến.

Cũng thật buồn!

Có thể vì những lý do đó mà có người yêu kỳ nghỉ hè hoặc có người lại không thích kỳ nghỉ hè. Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau vể mùa hè cũng như mùa hè mang lại cho mỗi người một cảm giác khác nhau.

Tôi yêu mùa hè 

Bình luận (0)
Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 6 2017 lúc 15:13

Khi những bông hoa phượng nhoẻn miệng cười tinh nghịch và kiêu hãnh khoe màu đỏ rực rỡ của mình thì cũng là lúc mùa hè tưng bừng và náo nhiệt trở về. Mùa hè cũng là lúc tôi chia tay bạn bè, chia tay thầy cô và bước vào những ngày nghỉ tuyệt vời.Cứ mỗi khi mùa hè đến là tôi lại đan xen bao cảm xúc, vừa bâng khuâng, nhớ thương mái trường, lại vừa hồi hộp, náo nức chờ đón những ngày hè sôi động. Có lẽ cành phượng cũng hiểu lòng tôi nên rung rinh cành lá như đang vẫy chào.Nghỉ hè như đã trở thành một khoảng không gian mà ai cũng mong ước nó đến thật nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích bên nhau. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người được tạo dựng nên, được vun đắp bằng tình yêu thương của mỗi người. Phải cảm ơn mùa hè, cảm ơn những kỳ nghỉ đã cho chúng ta những giây phút thư giãn.Lại một mùa hè nữa đi qua. Mỗi mùa hè mang một ấn tượng riêng nhưng với tôi mùa hè này là sâu đậm nhất.

Bình luận (0)
Huỳnh Huyền Linh
24 tháng 6 2016 lúc 9:11

Khi những con đường trong thành phố bắt đầu có tiếng ve râm ran, khi hai tiếng đã bắt đầu nở rộ những khóm hoa phượng vĩ đỏ thắm thì khi ấy là lúc một mùa hè mới, một kỳ nghỉ thú vị sắp bắt đầu.

Nghỉ hè – đó là hai tiếng quen thuộc đối với mỗi người học sinh. Đó là khoảng thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi. Sau suốt một năm học bận rộn. Đó cũng là khoảng thời gian mà họ dành cho gia đình nhiều nhất.

Một buổi sáng thức dậy với ánh nắng sớm tinh khiết rọi vào gian phòng nhỏ bé của mình, tôi bỗng thấy có một cảm giác kỳ lạ trong lòng. Cái ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm, tiếng chim ca líu lo đầu hè, tiếng tấp nập của xe cộ ngoài phố như giải thích cho cái cảm giác kỳ lạ ấy. Tôi bắt đầu một kỳ nghỉ hè bằng những chuyến đi chơi với gia đình mình, về thăm quê nội, quê ngoại tôi thấy mình biết thêm được thật nhiều điều. Quê tôi đẹp lắm! Rồi những lần đi biển tôi vui đùa thỏa thích với sóng biển dưới bầu trời trong xanh không gợn chút mây. Những khoảnh khắc yêu thương, những tình cảm chan chứa và niềm vui ấy chỉ có vào ngày nghỉ hè mà thôi.

 

Nghỉ hè như đã trở thành một khoảng không gian mà ai cũng mong ước nó đến thật nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích bên nhau. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người được tạo dựng nên, được vun đắp bằng tình yêu thương của mỗi người. Phải cảm ơn mùa hè, cảm ơn những kỳ nghỉ đã cho chúng ta những giây phút thư giãn.

Nhưng không phải mùa hè lúc nào cũng cười, lúc nào cũng vui. Có những lúc, người ta ngồi thu mình lại một góc, nghĩ về những kỷ niệm của năm học cũ, nghĩ về những gì đã thả mình vào sự vui sướng với gia đình mà quên mất bạn bè, những người đã gắn bó với ta trong suốt chặng đường học tập, quên mất những ký ức của tuổi học trò suốt năm học vừa qua. Mùa hè cũng làm cho ta phải xa bạn bè một thời gian, xa thầy cô mà mình quý mến.

Cũng thật buồn!

Có thể vì những lý do đó mà có người yêu kỳ nghỉ hè hoặc có người lại không thích kỳ nghỉ hè. Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau vể mùa hè cũng như mùa hè mang lại cho mỗi người một cảm giác khác nhau.

Tôi yêu mùa hè vì mùa hè.

Bình luận (0)
Đỗ Minh Quang
24 tháng 6 2016 lúc 21:08

Nghỉ hè – hai tiếng ấy đủ để bất cứ học sinh nào trong lòng cũng vui sướng. Những cái đầu nghịch ngợm tưởng tượng ra một kế hoạch thú vị cho mùa hè sôi động. Với tôi, nó vừa là niềm vui vừa là nỗi trống vắng vô hạn.

Nghỉ hè, tức là phải ở nhà, chẳng có việc gì làm, cũng chẳng được đi chơi đâu xa. Ngày ngày ngủ dậy thật muộn, ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.

Năm nào, lớp tôi cũng tổ chức một chuyến đi chơi, vừa là học tập vừa là liên hoan cuối năm. Tôi thực sự háo hức, chờ đón mùa hè chỉ vì lí do đó. Đó là lúc học trò được quậy phá hết cỡ, lúc thầy cô như trẻ ra và gần gũi học trò của mình hơn. Thầy cô nhiều khi cũng bị kéo vào thế giới đa sắc màu của trẻ con. Những lúc ấy, tôi thấy thật hạnh phúc biết bao. Không có bài tập, không có thi cử chỉ còn lại tình bạn, tình thầy trò vui vầy bên nhau. Nhưng tất cả rất ngắn ngủi, tôi lại trở về nhà, bước vào một kì nghỉ hè buồn chán và vô vị. Lúc ấy, tôi mới thấy nhớ trường lớp, nhớ bạn bè biết mấy. Tôi nhớ những dãy nhà ba tầng mái đỏ cũ kĩ, nhớ cây bàng trước sân đỏ ối khắp các cành khi đông đến. Rồi tôi còn nhớ những giờ ra chơi sân trường nhộn nhịp, cả bọn chạy đuổi nhau toát mồ hôi; nhớ những tiết sinh hoạt thầy trò bàn luận sôi nổi, mà giờ đây khi đã nghỉ hè, mới thấy yêu, thấy mến. Giờ đây, tôi mới tự nhủ: Sao lại không biết trân trọng những tháng ngày đẹp ấy, sao lại cằn nhằn chuyện phải đến trường nhiều thế. Nghỉ hè, nhiều lúc tôi cố gắng chơi thật vui, thật sảng khoái, quên hết những vất vả trong năm học cũ nhưng vẫn không sao nguôi đi được nỗi nhớ bạn bè, thầy cô. Vào dịp nghỉ hè, có khi tôi cũng có một vài ngày đi tắm biển, đi về quê, thả diều, đi thăm quan cùng gia đình, nhưng tôi vẫn nhớ bạn bè. Buổi tối, tôi thường ngồi vào bàn học, vẽ vời hay đọc sách gì đó rồi xem lại mấy tấm ảnh chụp hôm đi chơi. Có tấm chụp cảnh bọn nó đang tranh nhau ăn thịt bò khô trên xe ô tô, trông đứa nào cũng tươi hớn hở. Tấm ảnh lại chụp cả lớp lúc đi bộ càng làm tôi nhớ lớp da diết, muốn mùa hè qua đi thật nhanh, muốn đi học. Tôi quên hẳn những bài tập rắc rối phức tạp, tôi không thấy sợ, thấy ngại chúng nữa. Tôi lại thấy ân hận vì trong năm học đã có lúc không muốn đi học làm cho thầy cô buồn lòng. Trong năm học, mỗi khi được nghỉ, tôi thấy thật vui, thật thích thú nhưng bây giờ khi mà được nghỉ những một tháng hè, mới thấy trong lòng trống vắng vô hạn. Không có ai để trò chuyện, để trêu đùa hay là để cãi nhau. Bây giờ thèm được nghe tiếng cái Mai, cái Hồng, thèm được cãi nhau với thằng Nam cùng bàn. Chỉ đơn giản thế thôi sao mà khó quá!

Nghỉ hè, ở nhà mãi cũng chả có gì hay, có gì vui. Giờ tôi mới hiểu ra rằng: bạn bè, thầy cô mới yêu quý biết bao, thân thương biết bao!

Tôi không thích nghỉ hè. Phải xa bạn, xa thầy, xa mái trường, nỗi nhớ ấy da diết biết bao, nồng cháy biết bao. Tôi muốn đi học.

Bình luận (1)
Ngọc anh
Xem chi tiết
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 9:54

Em tham khảo:

Điều may mắn mà em có được trong cuộc sống đó chính là em có một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Gia đình luôn là tổ ấm là nơi che chở cho em những khi em có những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Gia đình là nơi bình yên và cho em những tiếng cười ấm áp khi trở về nhà.

Gia đình em là một gia đình khá đặc biệt khi em được sống cùng ông bà nội dưới cùng một mái nhà. Ông nội chính là người mà em thần tượng và vô cùng kính trọng, bởi ông em chính một vị anh hùng đã có nhiều hy sinh lập được nhiều chiến công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Gia đình luôn là nơi mà khi con người mệt mỏi đều muốn quay về với mái ấm của mình nơi có những người luôn lo lắng yêu thương ta thật lòng. Nơi có những người thân gắn kết với chúng ta bằng tình cảm máu thịt. Chỉ khi ở bên cạnh những người thân yêu thương ta thì chúng ta mới có thể cởi bỏ được những mệt mỏi lo lắng khỏi trái tim mình. Chỉ ở bên cạnh gia đình chúng ta mới có thể sống thật với tính cách con người mình nhất.

Trong gia đình em ông nội chính là người có tiếng nói quyền lực nhất. Ông luôn dạy cho chúng em biết những điều phải trái đúng sai, dạy chúng em những thói quen sinh hoạt tích cực sống hết mình có lý tưởng hoài bão lớn lao. Ngay từ khi em còn nhỏ em đã thân thiết và gần gũi với ông được ông yêu thương cưng chiều. Mỗi buổi sáng ông em thường dậy từ sớm chăm sóc cho những chú chim cảnh, vườn cây, ao cá của mình. Nhờ bàn tay chăm sóc của ông nội mà gia đình em luôn có rau sạch và cá tươi để ăn.

 

Ông em năm nay đã 75 tuổi mái tóc có nhiều sợi bạc nhưng sức vóc ông vẫn còn dẻo dai lắm bởi ngày xưa ông từng có thời tham gia chiến trường từng vào sinh ra tử đối mặt với kẻ thù hiểm ác nhiều lần. Chính những năm tháng khó khăn đó đã rèn luyện cho ông nội em một ý chí nghị lực sống phi phàm hơn người. Ông cũng thường xuyên tập thể dục nên sức khỏe vẫn còn khá tốt. Nhưng đôi khi ông cũng bị đau nhức xương khớp nhất là khi trời trở gió thì vết thương ở chân ông do viên đạn ngày nào găm phải lại đau đớn nhức nhối. Em rất thương ông bởi em biết những lúc như vậy ông đau đớn nhiều lắm. Nhưng dù bệnh tình có như thế nào ông nội em vẫn luôn thể hiện phong cách của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông vui vẻ lắm, mỗi khi cả nhà lo lắng suýt xoa cho vết thương của ông, thì ông em đều gạt đi và nói rằng một chút vết thương nhỏ như vậy có đáng gì ông vẫn còn khỏe lắm. Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về ông nội của mình, bởi em đã từng được học những tiết lịch sử ý nghĩa mà cô giáo giảng trên lớp. Em hiểu rằng để có một cuộc sống bình yên như ngày hôm nay ông cha ta đã phải hy sinh rất nhiều, nhiều anh hùng dân tộc đã nằm xuống nơi rừng hoang đất lạnh để hôm nay chúng em được tung tăng vui vẻ cắp sách tới trường, chúng em được hưởng cuộc sống thái bình. Đó là nhờ công lao của những người như ông nội em.

Ông em cũng là người vô cùng nhân hậu thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn neo đơn ở trong làng của em. Trong làng em ở có nhiều cụ già con cháu đều đi làm xa hoặc đã tử trận trong chiến tranh nên giờ họ chỉ sống có một mình. Ông em thường xuyên giúp đỡ những người đó và bảo cha mẹ cùng chúng em phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt. Ông luôn sống vui vẻ hòa nhã với những người xung quanh nên trong làng xóm ai cũng yêu mến và tôn trọng ông nôi của em. Những lúc nhàn rỗi ông nội em thường làm thơ bởi ông có tham gia câu lạc bộ thơ của hội cựu chiến binh.

Ông là người mà em vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng, em mong sao ông em luôn được khỏe mạnh sống lâu trăm tuổi cùng với gia đình của em.

Bình luận (0)
Hạ Hạ
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
25 tháng 4 2018 lúc 21:55

Last summer, I went to Nha Trang beach, Vung tau beach. But I Trang beach than Vung Tau beach. After the exam, I were gone to sea by my family. Nha trang is a wonderful beach. I were go to Nha Trang by train. Oh my god. What a awful trip! I take off the train at haft past two, I take on the train station at haft past eleven. But I happy with days at Nha Trang. Next day, I get up at six o'clock. I went to restaurant for breakfast and drinking coffee in order to not tired when going to play. Next, I went to harbor so as to go to the island. Then the ship go to the island, All people in the ship are shock expect my father, friend of my father, touristman. In Distance, I take the sea. The water of the sea is fresh, cool. In the bottom of the sea, we can see the coral. It's beautiful. Next, I went to other islands for visit and come back the harbor before come back the hotel. In the hotel, I rest thirty minutes before eat the dinner. In the evening, I take the motorbike ride along the beach in order to go for a sightseeing Nha Tràng city.
What a wonderful trip! I happy after the trip. The trip will help me study well.

Bình luận (0)
Dương Trúc Quỳnh
25 tháng 4 2018 lúc 21:58

Last summer, I went to Cua lo with my family. We went there by  car, it is very far from my house, it is about 400 km, so we were very tired, but at one we felt better when we saw the sea.

Cua lo beach is really interesting, the beach is very large, flat, and it has a lot of sand. Waves are very strong, you will be very excited when you play with it. There are  a lot of beauty spots,  and good seafood there

We stayed in Binh Minh hotel. It was a very nice and comfortable hotel, it’s also rather near the sea.

The weather was hot and sunny all day. The sea was cool and clear, because it was very windy in the afternoon. We went swimming twice a day. . The food was extremely delicious but not very expensive.

          We took a lot of Photograps of the sea, bought a lot of seafood especially octopus and some sea present for our relatives

After a week in Cua lo beach we felt happy and stronger.

We hope to go there again.

Dịch: 

Mùa hè năm ngoái, tôi đã đi đến Cửa Lò với gia đình tôi. Chúng tôi đã đến đó bằng xe hơi, nơi ssó cách nhà chúng tôi khoảng 400 km, nó khá xa khiến chúng tôi rất mệt mỏi, tuy nhiên khi nhìn thấy biển, mọi sự mệt mỏi tan biển.

Kỳ nghỉ ở bãi biển Cửa Lò thực sự rất thú vị, bãi biển là rất lớn, bằng phẳng, và nó có rất nhiều cát. Sóng rất mạnh, bạn sẽ rất vui khi được đùa nghịch với những làn sóng. Hiện có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và hải sản ở đó vô cùng ngon

Chúng tôi ở khách sạn Bình Minh. Đó là một khách sạn rất tốt và thoải mái, nó cũng khá gần biển.

Của thời tiết nắng nóng cả ngày. Biển rất mất, bởi vì nó là rất nhiều gió vào buổi chiều. Chúng tôi đã đi bơi hai lần một ngày. Các thực phẩm rất ngon nhưng không hề đắt đỏ.

 Chúng tôi đã chụp rất nhiều ảnh về biển, đã mua rất nhiều hải sản đặc biệt là cá mực.

Sau một tuần tại bãi biển Cửa Lò, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và sảng khoái hơn.

Chúng tôi hy vọng sẽ đi đến đó một lần nữa

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
25 tháng 4 2018 lúc 22:10

Last summer, I went to Cua lo with my family. We went there by  car, it is very far from my house, it is about 400 km, so we were very tired, but at one we felt better when we saw the sea.

Cua lo beach is really interesting, the beach is very large, flat, and it has a lot of sand. Waves are very strong, you will be very excited when you play with it. There are  a lot of beauty spots,  and good seafood there

We stayed in Binh Minh hotel. It was a very nice and comfortable hotel, it’s also rather near the sea.

The weather was hot and sunny all day. The sea was cool and clear, because it was very windy in the afternoon. We went swimming twice a day. My children was excited about it. The food was extremely delicious but not very expensive.

 We took a lot of Photograps of the sea, bought a lot of seafood especially octopus and some sea present for our relatives

After a week in Cua lo beach we felt happy and stronger.

We hope to go there again.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 5:43

Đôi bàn tay của Tnú mang nhiều ý nghĩa

- Đôi bàn tay kiên trung với cách mạng

- Đôi bàn tay chịu nhiều đau thương, ghi lại chứng tích, tội ác mà kẻ thù gây ra

- Đôi bàn tay của nghĩa tình, của trụ cột gia đình

- Chính đôi bàn tay đầy thương tích đã đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù, đôi bàn tay ấy thể hiện dũng khí, tinh thần kiên cường của cách mạng

→ Đôi bàn tay của Tnú tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh người anh hùng Tây Nguyên, đó là đôi bàn tay chứa ý chí, sức mạnh vượt qua kẻ thù

Bình luận (0)
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
30 tháng 1 2016 lúc 14:03

Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được in trên báo Nam Phong, số 18, năm 1918. Đến năm 1989, Nhà xuất bản khoa học xã hội tuyển chọn đưa vào tập Truyện ngắn Nam Phong. Tác phẩm được xem là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn Việt Nam hiện đại bởi lẽ nó là một trong những truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mặc dù cách diễn đạt vẫn còn lưu lại khá rõ dấu ấn của văn học trung đại (lối văn biền ngẫu).

Nội dung truyện kể về sự kiện vỡ đê, nhân vật chính của truyện là viên quan phủ. Cốt truyện gồm ba cảnh, diễn tiến theo trình tự thời gian: Cảnh 1: Mưa to gió lớn, nước lũ dâng cao, đê sắp vỡ, dân chúng hối hả đắp đất giữ đê. Cảnh 2: Đám quan lại, nha lệ, lính tráng mải mê đánh tổ tôm trong đình. Cảnh 3: Vỡ đê. Tác giả đã vẽ nên bức tranh tương phản giữa sự ăn chơi hưởng lạc của những kẻ cầm quyền với nỗi cơ cực, thê thảm của dân chúng. Thông qua đó lên án gay gắt giai cấp thống trị thối nát, bất tài và vô trách nhiệm trước tài sản, tính mạng của dân nghèo, đồng thời bày tỏ mối cảm thương sâu sắc của mình trước những đau thương, hoạn nạn của đồng bào.

Mở đầu thiên truyện là tình thế vô cùng hiểm nguy của khúc đê sông Nhị. Thế đê được nhà văn tả bằng nhiều chi tiết cụ thể về thời gian, không gian: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc sông làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Cảnh hàng trăm nghìn con người hốt hoảng, lo lắng, tất bật… tìm mọi cách để giữ cho con đê không bị vỡ trước sức tấn công khủng khiếp của nước lũ được tác giả miêu tả bằng ngòi bút hiện thực thấm đẫm cảm xúc xót thương:… kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Không khí căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù củng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Cảnh dân phu đang loay hoay, tuyệt vọng chống chọi với nước để cứu đê là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng hoàn toàn trái ngược diễn ra trong đình:

Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài, thế thời nào quan cha mẹ ở đâu ?

Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy củng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.

Ở cảnh hai này, tác giả kể chuyện viên quan phủ mải mê chơi tổ tôm với đám quan lại dưới quyền và được lũ sai nha, lính lệ hầu hạ, cung phụng đến nơi đến chốn. Giọng văn tường thuật khách quan cụ thể, chi tiết nhưng đằng sau nó chứa chất thái độ mỉa mai, châm biếm và phẫn uất.

Trước nguy cơ đê bị vỡ, bậc “phụ mẫu chi dân” cũng đích thân ra “chỉ đạo” việc hộ đê, nhưng trớ trêu thay, chỗ của ngài không phải là ở giữa đám dân đen đang vất vả, lấm láp, ra sức cứu đê mà là ở trong đình với không khí, quang cảnh thật trang nghiêm, nhàn hạ: đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Chân dung của quan lớn được hiện lên thật cụ thể, sắc nét: Trên sập; mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy… Đặc biệt là quanh quan có đủ thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì và chánh tổng cùng ngồi hầu bài. Quan nhàn hạ, ung dung, không mảy may quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng đang diễn ra trên đê. Trong đình vẫn duy trì cái không khí uy nghiêm của chốn công đường, không hề có một chút liên hệ nào với cảnh hộ đê tất bật ngoài kia của dân phu. Dựng lên hai cảnh đôi lập tác giả có dụng ý tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, sống chết mặc bay của bọn quan lại phong kiến đương thời.

Trên cái nền là cảnh trăm họ lo toan chống giặc nước, chân dung “quan phụ mẫu” hiện lên rõ ràng qua những nét vẽ sinh động về hình dáng, cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc không thể tưởng tượng nổi là trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng, tính mạng và của cải của hàng nghìn con người đang bị đe dọa từng giờ từng phút, vậy mà “quan phụ mẫu” vẫn điềm nhiên vui chơi, hưởng lạc. Xung quanh hắn bầy biện đủ thứ sang trọng, xa hoa: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

Quả là hoàn toàn trái ngược với hình ảnh: … mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít… trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê… Sự đối lập đó càng làm nổi bật tính cách ích kỉ, độc ác, vô nhân đạo của tên quan phủ và thảm cảnh của dân chúng; đồng thời góp phần gia tăng ý nghĩa phê phán gay gắt của truyện.

Trong khi thảm họa vỡ đê khủng khiếp đang đập vào mắt dân chúng thì bọn nha lại tay chân vẫn cúc cung hầu hạ quan lớn đánh bạc. Tuy chỉ là một cuộc chơi, lại chơi trong khi làm nhiệm vụ đôn đốc dân phu hộ đê nhưng quan lớn vẫn giữ cái trật tự trên dưới và không khí tôn nghiêm, nghi vệ như ở chốn công đường: Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài. Mặc cho dân tình nháo nhác, khổ sở, quan vẫn mải mê dồn hết tâm trí vào các quân bài tổ tôm. Cung cách ấy tố cáo bản chất xấu xa cùng thái độ vô trách nhiệm đến mức vô nhân đạo của hắn.

Nếu ở trên mặt đê, không khí sôi động, nhốn nháo, hối hả với công việc cứu đê thì trong đình không khí cũng rộn ràng với những lời lẽ xoay quanh ván bài đen đỏ: Bát sách ! Ăn; Thất văn,… Phỗng, lúc mau, lúc khoan dung, êm ái, khi cười, khỉ nói vui vẻ, dịu dàng… Ngoài kia, đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp .

Sự đam mê cờ bạc của tên quan phủ với đám nha lại dưới quyền diễn ra ngay trên mặt đê, trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã nói lên sự tàn ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Những lá bài tổ tôm có một ma lực lớn đến độ nào mà khiến cho tên quan phủ quên hết trách nhiệm của mình, quên cả mối hiểm nguy, chết chóc đang đe dọa sinh mạng, tài sản của bao người? Phải! Hắn ta đâu cần biết những điều đó vì quanh hắn lúc nào cũng có bọn tay sai nịnh nọt, hầu hạ, dạ vâng… Chúng thi nhau tỏ ra cho quan biết là: Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng: Mình có đôi, mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng cố ý nhường cho quan thắng bài liên tiếp để lấy lòng quan lớn. Sau khi quan xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh rung đùi, vuốt râu mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Có người bẩm báo là có khi đê vỡ, hắn trả lời thật phũ phàng: Mặc kệ! Sau đó lại tiếp tục đánh bài.

Thú cờ bạc và những đồng tiền vơ vét được từ ván bài đã làm cho hắn mất hết lương tri: Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.

Tính cách của tên quan phủ được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ qua các cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, về cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc… Về lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: Dạ bẩm bốc tiếng quan lớn truyền: ừ. Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? Khi chơi bài, quan lớn tỏ ra vô cùng thành thạo: ù Ị Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày !

Hàng loạt hình ảnh tương phản được tác giả sử dụng rất tài tình trong đoạn văn trên: Tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê tương phản với thái độ điềm nhiên hưởng lạc của tên quan phủ. Lời nói khe khẽ sợ sệt của người hầu: Bẩm, có khi đê vỡ tương phản với lời gắt của quan cùng cái cau mặt: Mặc kệ ! Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp, áo quần ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra hơi báo tin đê vỡ tương phản với hình ảnh quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi… thời ông cách cổ chúng mày.

Trong khi miêu tả và kể chuyện cảnh hộ đê, tác giả thể hiện nỗi xót thương và đồng cảm với nỗi khổ của dân chúng:

Than ôi ! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…

 Thiên truyện khép lại bằng cảnh đê vỡ: Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi run miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !

Ở đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng: Cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Về nghệ thuật, trong toàn bộ tác phẩm, bên cạnh phép tương phản thì phép tăng cấp đã được nhà văn sử dụng một cách tài tình, có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của tác phẩm và khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật chính là tên “quan phụ mẫu”.

Phép tăng cấp thể hiện rõ trong việc miêu tả cảnh hộ đê dưới trời mưa mỗi lúc một dồn dập: Nước sông Nhị Hà lên to quá… Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống… Dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên giữa tiếng trống, tiếng tù và tiếng người gọi nhau sang hộ đê mỗi lúc một ầm ĩ, náo động.

Phép tăng cấp còn được vận dụng vào việc miêu tả cảnh tên quan phủ cùng đám nha lại đánh bài tổ tôm trong đình. Thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bài bạc mà bộ nhiệm vụ đôn đốc hộ đê đã đành. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ mà vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay sai rồi quay lại tiếp tục đánh bài và vui sướng reo to: ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! thì độ say mê cờ bạc quả đã làm cho “quan lớn” mất hết tính người. Nói theo lời bình của nhà văn là loại lòng lang dạ thú.

Nhờ khéo léo kết hợp thủ pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong miêu tả, kể chuyện nên tác giả truyện ngắn Sống chết mặc bay đã đạt được mục đích lên án gay gắt tên quan phủ tàn ác và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

 

Bình luận (1)
Phạm Thu Thủy
19 tháng 3 2017 lúc 10:04

Phạm Duy Tốn là một trong số ít những nhà văn thành công trong thể loại truyện ngắn hiện đại vào cuối thế kỉ XIX đầu XX. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là một trong những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc nhất của ông. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, nhà văn đã lên án, phê phán gay gắt bọn quan lại vô lương tâm, vô trách nhiệm với nhân dân gây nên bao cảnh lầm than, bi đát cho trăm họ.

Mở đầu truyện là cảnh thiên tai ập đến dân chúng giữa đêm khuya: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khu đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Giữa đêm khuya, hàng trăm người kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy...lướt thướt như chuột lột". Bên trên "mưa tầm tã như trút xuống", ở dưới "nước cứ cuồn cuộn bốc lên". Quả thật là một tình cảnh hết sức gian nan, vất vả cho dân làng. Thiên tai thì năm nào cũng có, nhưng thiên tai bão lũ lúc nửa đêm thế này thì ai mà không lo lắng, sợ hãi lỡ đê vỡ mất thì khủng khiếp biết nhường nào!

Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài "thì trong đình" đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng". Cảnh này sao quá đỗi nghiêm trang, thanh bình. Nhưng phải chi cảnh ấy ở nơi xa xôi, cách biệt với ngôi làng đang trong cảnh "nước sôi, lửa bỏng", đằng này nó chỉ cách đó mấy trăm thước và cũng gần đê nhưng cao ráo, vững chãi. Nơi ấy, quan phụ mẫu đang ngồi chễm chệ, uy nghi, "tay trái tựa gối xếp, tay phải duỗi thẳng ra, để cho người nhà quỳ dưới đất mà gãi". Kế bên là "bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút"...Xung quanh các thầy đề, thầy đội...thi nhau hầu bài cung phụng quan phụ mẫu. Một lũ người vô lương tâm, vô trách nhiệm đang "ngồi mát ăn bát vàng", bất kể dân chúng đang trong cảnh khốn cùng, bĩ cực chống chọi với thiên tai, bọn chúng vẫn ung dung, nhàn hạ, "bình chân như vại" coi như không có việc gì. Là quan phụ mẫu, được coi như cha mẹ của dân. Ấy vậy mà hắn coi "một nước bài cao, bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập". Bên ngoài mưa gió ầm ầm, trời long đất lở, ai chết mặc ai. Bên trong, hắn vẫn thảnh thơi "xơi bát yến", "ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi...". Cái cảnh ấy khiến ai trông thấy mà chẳng uất ức, nghẹn ngào.

Tuy nhiên, xung quanh đó một lũ quan vô lại vô tích sự đang ngồi hầu bài mà miệng không ngớt lời nịnh hót, o bế tên quan phụ mẫu. Bọn chúng tranh nhau tỏ ra cho quan lớn biết "mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm", "mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt", nhằm tâng bốc, lấy lòng quan lớn.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vẽ nên một bức tranh vô cùng sinh động: một ngôi làng đang trong cảnh mưa gió, bão lũ bao trùm, nhân dân điêu đứng, khắp nơi nước dâng lênh láng, con người, nhà cửa, trâu bò, gà vịt đang rên xiết, kêu la ầm ĩ. Ở giữa là một thủ phủ của tên quan phụ mẫu, bên trong đèn đuốc sáng trưng, trông rất trang nghiêm, người người nhàn hạ chơi tổ tôm rất đỗ sung sướng. Thật đúng là một cảnh trớ trêu! Giọng văn miêu tả của tác giả đầy mỉa mai, khinh bỉ nhưng cũng đầy chua xót.

Tên quan phụ mẫu đang say sưa với những ván bài, bỗng bên ngoài "tiếng kêu trời dậy đất". Mọi người đều giật nảy mình, riêng hắn vẫn điềm nhiên, bình thản như không nghe thấy. Đến khi có người hớt hải chạy vào báo quan đê vỡ thì hắn giận dữ quát: "Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?...Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?" Hắn đuổi cổ người bẩm báo ấy và tiếp tục ván bài của mình.

Dưới ngòi bút đầy sắc sảo của tác giả, tên quan phụ mẫu hiện ra là một tên quan "lòng lang dạ thú", vô cùng tàn nhẫn, không một chút tính người. Chúng coi dân như cỏ rác. Là quan lớn, đáng lẽ hắn phải lo cho dân chúng, chỉ đạo việc đê điều, giúp dân vượt qua thiên tai thì hắn lại ung dung hưởng lạc thú. Hắn sống sung sướng trên nỗi đau của người dân. Cuộc sống của nhân dân bị đè nặng bởi thiên tai là bởi lũ quan lại thối nát, bẩn thỉu. Họ luôn luôn phải sống trong cảnh đau khổ triền miên.

Đoạn kết là cảnh trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không còn chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước". Đúng là một cảnh hãi hùng, đau xót giữa đêm khuya.

Ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả đã khắc họa nên một bức tranh sống động cảnh lầm than, tang tóc của người dân trong cơn đại hồng thủy lúc nửa đêm. Qua đó, tác giả cũng đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn quan lại, lũ sâu dân mọt nước sống hưởng lạc trên sự đau khổ của nhân dân.

Bình luận (1)
Nho Pen Pen
24 tháng 11 2017 lúc 19:14

b

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 6 2018 lúc 2:43

Dàn ý: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

Bình luận (0)