Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:48

Tham khảo

- Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn lo sợ, vội cử người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: cuộc tập kích quân Pháp tại Cầu Giấy (vào tháng 5/1883), khiến tướng Ri-vi-e của Pháp tử trận,…

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 1 2017 lúc 12:47

- Giai đoạn 1 (1642 - 1648):

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhãn dàn đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

- Giai đoạn 2 (1649 - 1688):

+ Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

+ Tuy nhiên , chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.

+ Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Châuu
Xem chi tiết
Lương Đại
2 tháng 3 2022 lúc 21:53

* Trận cầu giấy lần thứ nhất :

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.

* Trận cầu giấy lần 2 :

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội.

- Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu.

- Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh.

- Nhiều tên giặc bị tiêu diệt, bắt sống, tướng Ri-vi-e bị giết tại trận.

HUYỀN TRANG
Xem chi tiết
TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:19

refer

 

 * Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…


 

TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:20

refer

2.

- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…

- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

3.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
 

Tammy San
Xem chi tiết
My Tran
12 tháng 1 2022 lúc 11:50

bn

tuananh vu
Xem chi tiết
Đỗ Đức Duy
17 tháng 2 2022 lúc 20:35
STTThời gianSự kiện chính
1Năm 1416Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)
2Năm 1418Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
3Năm 1421Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
4Năm 1423Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
5Năm 1424Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
6Năm 1425Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
7T9 - 1426Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
8T11 - 1426Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
9T10 - 1427Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
10T12 - 1427Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.
 
SonGoku
17 tháng 2 2022 lúc 20:37

lap-bang-thong-ke-cac-su-kien-lich-su-tieu-bieu-trong-cuoc-khang-chien-chong-quan-minh-giup-mik

May mini Huynh
Xem chi tiết
Tuong Vy nguyen
1 tháng 5 lúc 13:16

1a.

 Thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện là vào tháng 4/1994 tại Nam Phi

 

b.- Bối cảnh ra đời sự kiện là: Sau khi được trả tự do vào ngày 11/2/1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hoà giải dân tộc. Ông là lãnh tụ của Cộng hoà Nam Phi và được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử của đất nước này.

2. Sau hơn ba thế kỷ cầm quyền của người da trắng, Nelson Mandela đã trở thành tổng thống người da màu đầu tiên của Nam Phi. Ông là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha.
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

3. 

Sự kiện có ý nghĩa là:

Đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính trị và xã hội ở Nam Phi, bắt đầu cho một nền chính trị mới;Đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, phát triển sự đa dạng văn hoá vốn có;Hỗ trợ người dân ổn định đời sống và áp dụng các chính sách xã hội tiến bộ ít thấy tại châu Phi.Nỗ lực đã góp phần giúp Nam Phi giữ vững vị trí là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 11 2018 lúc 3:24

Đáp án: A

Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
6 tháng 9 2017 lúc 20:11

a)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Kết quả

Giai đoạn 1640 -1648

- 1640, Quốc hội được triệu tập

- 8/1642, nội chiến bùng nổ do Crôm – oen chỉ huy

- 1648, nội chiến chấm dứt.

- Tố cáo chính sách cai trị độc đoán của các nhà vua Sắc – lơ I, yêu cầu vua không được đặt thuế mới.

- Đánh bại quân đội nhà vua

- Kết thúc giai đoạn một nội chiến

Giai đoạn 1649 - 1688

- 30/1/1649, Sác – lơ I bị xử tử.

- 12/1688 Quốc hội làm đảo chính.

- Chế độ phong kiến bị sụp đổ, chế độ cộng hòa được thành lập.

- Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

b) Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ nền thống trị của quý tộc phong kiến. Quý tộc mới và tư sản lên cầm quyền tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. Nông dân ngày càng phá sản, phải ra thành thị tìm công việc làm ăn hoặc di cư ra nước ngoài kiếm sống.
Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là chế độ tư bản thắng lợi. Một trăm năm năm về sau, lần đầu tiên trên thế giới, xuất hiện nền đại sản xuất cơ khí hoá. Sự phát triển của nền sản xuất này đi đôi với sự hình thành rõ rệt giai cấp chính trong xã hội hiện đại là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là một biến cố trọng đại trong lịch sử thế giới. Nó đã làm cho chế độ tư bản thắng lợi ở Anh và mở đầu một thời đại lịch sử mới : Lịch sử cận đại. Tuy nhiên Cách mạng tư sản Anh không triệt để vì chính thể quân chủ vẫn được duy trì, thế lực của địa chủ, quý tộc mới vẫn vững mạnh và giai cấp nôngdân vẫn không được hưởng quyền lợi gì.

Ánh Right
6 tháng 9 2017 lúc 20:12

+ Giai đoạn 1 ( 1642 - 1648)
• Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhãn dàn đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
• Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
+ Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
• Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
• Tuy nhiên , chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.
• Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Kết quả Quý tộc mới và tư sản mà không tính đến quyền tư hữu của người nông dân đang sử dụng ruộng đất của quý tộc. Do đó, sau cách mạng, tình trạng “rào đất cướp ruộng” vẫn tiếp tục diễn ra, khiến cho nửa sau thế kỉ XVII, 3 triệu nông dân trở thành vô sản. Quốc hội Anh còn thông qua nhiều đạo luật khuyến khích quý tộc bao chiếm đất công, khiến cho đất đai ở Anh dần dần tập trung thành những mảnh lớn dưới quyền sở hữu của quý tộc mới, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Anh phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng Anh thế kỉ XVII thắng lợi đã đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiền đề tiên quyết cho cuộc cách mạng công nghiệp. Anh có điều kiện đẩy mạnh xâm lược thuộc dịa. Nước Anh có điều kiện vươn lên đứng đầu thế giới. Cuộc Cách mạng Anh thế kỉ XVII không chỉ có ý nghĩa đối với nước Anh, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, c. Mác đã nhận xét rằng: “Cức cuộc cách mạng 1648 và 1789 không phải là cuộc cách mạng Anh hay cuộc Cách mạng Pháp; đó là những cuộc cách mạng trong phạm vi châu Âu. Các cuộc cách mạng đó đã tuyên hố chế độ chính trị của xã hội mới ở châu Âu.”.
caikeo
6 tháng 2 2018 lúc 14:59

+ Giai đoạn 1 ( 1642 - 1648)
• Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhãn dàn đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
• Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
+ Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
• Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
• Tuy nhiên , chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.
• Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Kết quả Quý tộc mới và tư sản mà không tính đến quyền tư hữu của người nông dân đang sử dụng ruộng đất của quý tộc. Do đó, sau cách mạng, tình trạng “rào đất cướp ruộng” vẫn tiếp tục diễn ra, khiến cho nửa sau thế kỉ XVII, 3 triệu nông dân trở thành vô sản. Quốc hội Anh còn thông qua nhiều đạo luật khuyến khích quý tộc bao chiếm đất công, khiến cho đất đai ở Anh dần dần tập trung thành những mảnh lớn dưới quyền sở hữu của quý tộc mới, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Anh phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng Anh thế kỉ XVII thắng lợi đã đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiền đề tiên quyết cho cuộc cách mạng công nghiệp. Anh có điều kiện đẩy mạnh xâm lược thuộc dịa. Nước Anh có điều kiện vươn lên đứng đầu thế giới. Cuộc Cách mạng Anh thế kỉ XVII không chỉ có ý nghĩa đối với nước Anh, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, c. Mác đã nhận xét rằng: “Cức cuộc cách mạng 1648 và 1789 không phải là cuộc cách mạng Anh hay cuộc Cách mạng Pháp; đó là những cuộc cách mạng trong phạm vi châu Âu. Các cuộc cách mạng đó đã tuyên hố chế độ chính trị của xã hội mới ở châu Âu.”.