Những câu hỏi liên quan
hang tranlan
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 9 2018 lúc 11:35

a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.

b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.

c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.

Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..

Bình luận (0)
Angle sun
Xem chi tiết
Kim Hoàng Oanh
8 tháng 9 2017 lúc 22:19

e,Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g,Em đồng ý với ý kiến của bạn B vì ở cuối câu chuyện tác giả dân gian nói rằng hằng năm Thủy Tinh vẫn dân nước lên đánh Sơn Tinh, nhờ vào yếu tố đó mà em chọn ý kiến của bạn B.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!ok

Bình luận (3)
Hoàng Thúy
Xem chi tiết
Hoàng Vy
3 tháng 9 2017 lúc 6:53

Theo em , nhân dân lao động đã thể hiện thái độ ủng hộ Sơn Tinh.Vì :

-Thủy Tinh là hình tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hoá

- Sơn Tinh: là lực lượng cư dânViệt cổ đắp đe chống lũ lụt, là ướcmơ chiến thắng thiên tai

"Nhất thủy,

Nhì hỏa ,

Thứ ba tạo đặc"

-> Thủy Tinh đại diện cho lũ lụt thiên tai , uy hiếp đời sống con người

Sơn Tinh đại diện cho sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ



Bình luận (0)
Sakura Kinomoto
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
29 tháng 9 2018 lúc 12:36

thủy tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân theo cướp Mị Nương

hô mưa gọi gió dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh sơn tinh

sơn tinh không hề nao núng 

dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ 

nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi dâng lên bấy nhiêu

2 bên đánh nhau ròng rã mấy thành trời

phản ánh giấc mơ của nhân dân lao động ngày xưa là mong muốn quanh năm mưa gió thuận hòa không phải sống chung với lũ lụt đề cao tinh thần bảo vệ nhân dân ta tránh khỏi mưa lũ

Bình luận (0)
miyuki
Xem chi tiết
diỄm_triNh_2k3
8 tháng 9 2017 lúc 12:42

1.Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương thứ XVIII
Truyện kể gồm 3 đoạn
+Đoạn 1:Từ đầu.."một đôi".Vua Hùng kén rể.
+Đoạn 2:Từ "Hôm sau..rút quân".Sơn Tinh,Thuỷ
Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh.
+Đoạn 3:Còn lại.Sự trả thù của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh

Bình luận (0)
diỄm_triNh_2k3
8 tháng 9 2017 lúc 12:44

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái, được gọi là Mỵ Nương.

Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật đưa lên cho nhà vua.

Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh, cướp Mỵ Nương về. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Thủy Tinh dâng nước ngập các vùng, ngăn cản Sơn Tinh đi, rồi sai đủ loại thủy quái dưới biển xông lên tấn công. Còn Sơn Tinh ném đất đá xuống mép các vùng ngập nước, ngăn nước lại và đưa muông thú trong rừng xông ra chống trả. Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về.

Từ đó, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi lũ lụt, buộc Thủy Tinh rút quân về.

Bình luận (0)
diỄm_triNh_2k3
8 tháng 9 2017 lúc 12:45

Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời nay đã có một mối thù truyền kiếp. Sơn Tinh và Thủy Tinh hận nhau như vậy cũng là vì Thủy Tinh ấm ức khi vua Hùng thiên vị Sơn Tinh khiền thủy Tinh không lấy được Mi Nương. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mối thù giữa hai vị thần này vẫn chưa đi vào quên lãng. Bằng chứng chính là trận lụt khủng khiếp đã làm cho biết bao nhiêu đồng ruộng, nhà cửa bị của nhân dân ngập lụt tại miền Bắc nước ta năm 2008.
Đã nhiều phen thua trận, lần này Thủy Tinh quyết định chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho một cuộc tổng tấn công. Thủy tinh nghĩ ra một kế khiến cho Sơn Tinh rơi vào thế bị động. Thần nước nghĩ rằng trong trận chiến lần này chắc chắn phe Thần núi sẽ khó mà xoay sở với kế hoạch của hắn rồi hứng chí cười vang cả Thủy cung. Đêm dó, Sơn Tinh hô mưa gọi gió gây ngập lụt và mất điện trong toàn thành phố. Sáng sớm hôm sau, bầu trời u ám, những đám mây giăng ngày một nhiều và dày đặc, báo hiệu thời tiết sẽ rất xấu. Mây đan vào nhau tầng tầng, lớp lớp san sát. Bầu trời lúc này khoác lên mình một tấm áo mờ đục, xám xịt. Gió bắt đầu thổi ào ào như những cơn lốc dữ tợn muốn hất tung mọi vật trên đường đi.
Biết đây lại là Thủy Tinh tới khiêu chiến, Sơn Tinh bình tĩnh, cho chuẩn bị đội quân máy xúc, máy ủi, máy lội nước, xi măng cốt thép,... để đối phó với Thủy Tinh còn mình thì ngồi trên trực thăng chỉ huy toàn trận đánh. Sơn Tinh cho bật hết công xuất tất cả máy bơm tại các trạm bơm để xả nước.
Thấy kế này không hiệu quả, Thủy Tinh ra lệnh cho các tổ mối đi tìm và tấn công các đoạn đê trong thành phố, còn mình thì dâng nước, đánh ngay vào những đoạn đê xung yếu. Sơn Tinh ngồi trên trực thăng, cầm bộ đàm chỉ huy những chiếc máy xúc, máy ủi bổ sung xi măng cốt thép cho những đoạn đê non yếu. Sơn Tinh còn cho di tản phụ nữ, trẻ em và người già lên núi cao, còn thanh niên thì ở lại vác những bao cát ra đắp đê. Khi đê đã chắc chắn rồi, chàng hóa phép cho đê cao thêm, chặn đứng dòng lũ hung hãn của Thủy Tinh.

Đã dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức đành cùng đám thuộc hạ rút lui về Thủy phủ. Thủy Tinh bản chất hiếu thắng, lòng lại đày hận thù nên đánh trận nào cũng thua. Thủy Tinh quả là chẳng biết người biết ta!

Bình luận (0)
Dinh Quang Vinh
Xem chi tiết
Trúc Giang
14 tháng 9 2019 lúc 17:33

a/ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về. Đoạn còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

b/ Tài năng của các nhân vật:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c/

- Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, nước dân lên lưng đồi, sườn núi, thánh Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d/ Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :

Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi . vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về . Sơn tinh : bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi

=> Tác dụng: tác dụng của yếu tố kì ảo đó là muốn giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e/ Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g/

- Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta

- Truyện thể hiện nguyện vọng của nhân dân lao động thời xưa đó là thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 9 2019 lúc 20:26

e)

Chị đã học VB ST, TT rồi và chị nghĩ là không nên so sánh về việc ai giỏi hơn. Em nên viết theo ý "ST và TT mỗi người một tài năng, một thế mạnh khác nhau" và phân tích thành 1 đoạn văn về tài năng của mỗi người. Qua đó thì em ngầm khẳng định rằng k ai hơn ai hết, cả 2 người đều tài năng như nhau, rất khó để so sánh. Em viết sao cho sáng tạo và có tính liên kết là OK rồi. Vì chị nghĩ là ở phần giới thiệu 2 nhân vật, qua sự đắn đo của vua Hùng cũng đủ để thấy 2 người đều ngang tài, ngang sức, xứng làm rể vua. Còn về chi tiết ST đánh thắng TT trong trận chiến thì nó k đủ mạnh để khẳng định ST tài năng hơn.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của chị thôi. Em xem và cố gắng chắt lọc để viết được bài hay nhé. Còn về câu hỏi này thì em không nên chỉ trả lời rằng ai tài hơn mà còn cần phân tích yếu tố vì sao để đưa ra câu trả lời thành 1 đoạn văn thì sẽ tốt hơn.

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)
Diệu Huyền
15 tháng 9 2019 lúc 15:56

Tham khảo:

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành 3 phần:

Phần 1: từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể. Phần 2: tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Scm Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần. Phần 3: phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

b. Tài năng của các nhân vật:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c. Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, nước dân lên lưng đồi, sườn núi, thánh Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d. Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :

Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi . vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về . Sơn tinh : bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi ...

=> Tác dụng: tác dụng của yếu tố kì ảo đó là muốn giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e. Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g. Ý nghĩa của truyện:

Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân lao động thời xưa đó là thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.

Nguồn : https://conkec.com

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
NTP-Hoa(#cđln)
9 tháng 6 2018 lúc 10:04

Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha

                                           Bài làm

            

Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do  lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông. 

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
9 tháng 6 2018 lúc 10:05

đề 2 nhé ! 

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

@.@

Bình luận (0)
minamoto mimiko
9 tháng 6 2018 lúc 11:52

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

Bình luận (0)
Trần Như Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 9 2018 lúc 20:51

1 Sơn Tinh.

2. Thủy Tinh đến muộn không lấy được mị nuongwneen đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió ầm ầm dông bão rung chuyển cả đất trời. Sơn Tinh ko hề núng. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi lên cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên đã thua cuộc.

3.

+ hô mưa gọi gió

+ vẫy tay về phía đông ... vẫy tay về phía tây ...

Tác dụng : làm cho truyện hay, sinh động, hấp dẫn hơn. Làm thể hiện rõ sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai

Bình luận (0)
ha vuong
5 tháng 9 2018 lúc 20:30

1. Son tinh

2.tuy ting ho mua goi gio tan cong son tinh son tinh tao mot buc tuong bang dat da chong tra cuoi cung song tinh thang

Bình luận (0)
Tuyết Anh
6 tháng 9 2018 lúc 14:28

Chị đã học VB ST, TT rồi và chị nghĩ là không nên so sánh về việc ai giỏi hơn. Em nên viết theo ý "ST và TT mỗi người một tài năng, một thế mạnh khác nhau" và phân tích thành 1 đoạn văn về tài năng của mỗi người. Qua đó thì em ngầm khẳng định rằng k ai hơn ai hết, cả 2 người đều tài năng như nhau, rất khó để so sánh. Em viết sao cho sáng tạo và có tính liên kết là OK rồi. Vì chị nghĩ là ở phần giới thiệu 2 nhân vật, qua sự đắn đo của vua Hùng cũng đủ để thấy 2 người đều ngang tài, ngang sức, xứng làm rể vua. Còn về chi tiết ST đánh thắng TT trong trận chiến thì nó k đủ mạnh để khẳng định ST tài năng hơn.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của chị thôi. Em xem và cố gắng chắt lọc để viết được bài hay nhé. Còn về câu hỏi này thì em không nên chỉ trả lời rằng ai tài hơn mà còn cần phân tích yếu tố vì sao để đưa ra câu trả lời thành 1 đoạn văn thì sẽ tốt hơn.

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 5 2017 lúc 9:49

Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nó còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.

Bình luận (0)