HÃY CHO BIẾT TRÌNH TỰ VÀ BỐ CỤC CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ
GIÚP MÌNH NHÉ MÌNH ĐANG CẦN GẤP
làm cho mình mấy câu sau:
a) muốn miêu tả tốt, người viết cần có những năng lực gì?
b) nêu bố cục của bài văn tả cảnh?
c) muốn viết bài văn tả chân dung, tả hoạt động của người ta cần làm những gì?
d) nêu bố cục bài văn miêu tả?
mình cần nó để nộp vào ngày mai các bạn giúp minh nha.
làm hộ mình mấy câu sau:
a) muốn miêu tả tốt, người viết cần có những năng lực gì?
b) nêu bố cục bài văn tả cảnh?
c) muốn viết bài văn tả chân dung, hoạt động của con người ta cần làm những gì?
d) nêu bố cục của bài văn miêu tả?
giúp mình nha.
. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
còn lai bn tự lm nha
giúp mình tả cái bài văn miêu tả cây với!( Cây gì cũng dc nhé) Nhanh lên mình đang cần gấp. Mihf sẽ cho tick nếu ai trả lời.
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
Hôm nay là ngày ba mươi Tết, mẹ dẫn em đi chợ hoa chơi, trong chợ người ta bày bán rất nhiều hoa. Nào là : đào, cúc, huệ, mai, lan,…Cuối cùng em đã chọn cây hoa mai. Thấy em thích, mẹ liền mua nó về tặng cho em.
Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.
Nhớ tick cho mik nha
trình bày bố cục của bài văn tự sự và miêu tả
Tham khảo nha em:
1.
Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:
Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả
Thân bài: miêu tả về sự vật
Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó
2.
– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ vãn 6, tập một, tr. 97).
– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 97).
– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện (xem lại bài 2).
anh chỉ cho em nè
Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:
Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả
Thân bài: miêu tả về sự vật
Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó
2.
– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện
– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện
– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện
Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
Câu 1 Bài văn " Sông nước Cà Mau" miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả< em hãy tìm bố cục của bài văn.
Câu 2 trang 22 SGK( Ngữ văn tập 2 lớp 6) trong đoạn văn ( từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu ) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
TRẢ LỜI GẤP GIÚP MÌNH NHA! THANK YOU
câu 1: bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sông nước vùng cà mau .tác giả miêu tả theo trình tự :tả cảnh thiên nhiên rồi sau là cảnh sinh hoạt của con ng .Dựa vào trình tự miêu tả ta chia đoạn văn làm 2 đoạn :
Đoạn thứ nhất :từ đầu đến .... khói sóng ban mai. Đoạn này miêu tả quang cảnh thiên nhiên của vùng sông nc cà mau .
Đoạn thứ hai là phần còn lại tả cảnh sinh hoạt của con ng ở vùng cà mau.
Câu 2: ấn tượng đó là :
Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện .Trên trời thì xanh , dưới thì nước xanh ,xung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá . Cái âm thanh đơn điệu triền miên của tiếng sóng biển dội vào .ấn tượng này đc diễn tả qua thị giác và thính giác
FROM Hải Anh WITH LOVE<3 Chúc Bạn Học Tốt
giải hộ mình một bài nữa nhé:
Bố cục của bài văn miêu tả người?
MB
Giới thiệu khái quát sự vật, sự việc, cảnh hoặc người miêu tả
TB
- Nếu lên các đặc điểm và màu sắc , hình dáng, kích thước, thời gian , không gian, tính cách
- nêu sự cảm nhận của bản thân về người , cảnh , vật hay tác dụng của chúng
KB
Khái quát lại , nói lên tình cảm, suy nghĩ của mình về yêu cầu miêu tả
Viết bài văn miêu tả về bố hoặc mẹ của em. Trong bài văn đó, gạch chân 1 câu trần thuật đơn, 1 câu có phép so sánh.
ai giúp mình voiwssiiiiii, đang cần gấp, plssssss
Tham khảo bài văn nha em:
Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Câu nói đó cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của người cha trong gia đình. Đối với em, hình ảnh của bố luôn in đậm trong tâm trí.
Bố em đã ngoài 40 tuổi. Bố là một chiến sĩ công an. Điều đó khiến em rất tự hào và hãnh diện. Trong mắt em, bố như một người hùng. Bố thường phải đi trực và làm nhiệm vụ. Bố có khuôn mặt chữ điền, ánh mắt nghiêm nghị. Những hôm trời nóng, bố đi làm về, gương mặt đỏ ửng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt và ướt cả một mảng lưng áo. Em hiểu rằng bố phải đứng gác dưới nắng gắt nên càng thương bố hơn.
Nước da bố rám nắng, khỏe mạnh. Những buổi tối không phải đi làm, bố lại ngồi suy tư với những tài liệu của cơ quan. Lúc ấy, gương mặt bố đăm chiêu suy nghĩ, đôi mắt sáng ngời, đôi chân mày rậm rạp cứ nheo lại. Mái tóc bố đã lấm tấm những sợi bạc. Em biết rằng bố phải lo công việc ở cơ quan vốn gian nan và khó khăn, đặc biệt là hết sức nguy hiểm nhưng lúc nào bố cũng cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Mỗi khi đi làm, bố thường mặc quân phục và đội chiếc mũ công an trông rất oai nghiêm. Những lúc đêm khuya, có điện thoại gọi tới, vì nhiệm vụ là bố lại choàng dậy và vội vã lên đường bất kể thời tiết ra sao. Bố em không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm ở cơ quan mà còn là người giữ bình yên cho khu phố và cũng là người trụ cột trong gia đình. Tuy bận bịu ở cơ quan nhưng bố vẫn không quên chăm lo những công việc trong gia đình và hết lòng yêu thương con cái.
Bố luôn kiểm tra, kèm cặp việc học hành của chị em em. Bố cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, nhiều lúc, bố lại rất vui tính và hài hước. Thỉnh thoảng, bố lại kể chuyện cười cho hai chị em nghe khiến hai đứa phá lên cười như nắc nẻ. Đối với bà con hàng xóm, có việc gì là bố luôn sẵn lòng giúp đỡ. Mọi người đều kính nể và yêu quý bố.
Em rất yêu quý bố và rất tự hào vì bố là người chiến sĩ công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Bố là điểm tựa vững chắc cho gia đình em, giống như câu hát: ”Ba sẽ làm cánh chim, cho con bay thật xa”
Câu so sánh: Trong mắt em, bố như một người hùng
Câu trần thuật: Bố là một chiến sĩ công an
Giúp mk bài này vs. Mk cần gấp:
Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả
Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả
Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả
Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả
Ai làm xong nhanh nhất mk tick cho. Cảm ơn.
Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả
=> Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả
=>
Xác định được đối tượng miêu tả;Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả
=>
1. Tả cảnhTả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.Yêu cầu tả cảnh:Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.Bố cục bài văn tả cảnh:Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.2. Tả ngườiTả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)Cách miêu tả:Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)Thân bài:Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).(Võ Quảng)
Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.3. Miêu tả sáng tạoĐối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.Đối tượng: Người hay cảnh vật.Yêu cầu khi miêu tả:Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫnChỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả
=>
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.Mình đang học Văn cánh diều bài Lượm > giúp mình trả lời câu hỏi nhanh nhé
1. Tìm những từ ngữ miêu tả hoàn cảnh hi sinh của Lượm. Những từ ngữ ấy nói lên phẩm chất j của Lượm
2.Tìm những chi tiết miêu tả giây phút Lượm hy sinh
giúp mình nhanh nhé mình đang cần gấp
1.Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm.
+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt
+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN
+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình
2.
+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt
+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN
+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình