Trần Thị Đào
Tìm chi tiết so sánh và nhân hoá trong đoạn văn sau và gạch chân chi tiết vừa tìm đc Kỳ nghỉ hè năm trước, cả nhà em đi chơi biển Cửa Lò. Bình minh mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ nhỏ lên. Những tia nắng màu vàng tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ, rộng mênh mông. Xa xa , từng đoàn thuyền nối nhau vượt sóng. Cánh chim hải âu chập chờn như đùa với sóng . sóng vỗ bờ oàm oạp , tung bọt trắng xóa , nối nhau xô bờ cát . bãi cát thoai thoải ,...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Ngânn
Xem chi tiết
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
16 tháng 8 2018 lúc 19:53
 Yêu cầu cụ thể:

-          Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá:

+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con.

+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.

Ý 2:  Nêu được tác dụng: 

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

ð  Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.

Code : Breacker

Bình luận (0)
Ngânn
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
17 tháng 8 2018 lúc 15:16

Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

 b'p :nhân hóa 

tác dụng : làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn ngoài ra còn khiến ng đọc cảm thấy biển trở nên đẹp 

và giống con ng vs những trang thái khác nhau .

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị gọi sấm gọi chớp.

b'p :  nhân hóa và so sánh 

tác dụng : so sanh biển vs ng khổng lồ để làm cho câu trở nên thú vị nhân hóa biển như người để có thể gọi sấm gọi chớp trc biện pháp nhân hóa .

Biển như trẻ em,nũng nịu, dỗ dành,khi đùa, khi khóc"

b'p : so sánh 

tác dụng : so sánh biển như em bé để cho ng đọc cảm thấy sinh động hơn 

hok tốt 

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Ngọc Linh
11 tháng 3 2018 lúc 18:52

Tự làm đi.

Sống trên đời là phải động não.

...

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Huyền
11 tháng 3 2018 lúc 20:41
bọn này ko rảnh tự mà làm lấy
Bình luận (1)
Nguyễn Thị Huyền
11 tháng 3 2018 lúc 20:48

1. 

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

    + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

    + Mặt trời nhú lên dần dần

    + Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

    + Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

    + Y như một mâm lễ phẩm

- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

2. 

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

3. Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc... Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.

Bình luận (1)
Thảo Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
4 tháng 10 2021 lúc 10:53

Tham Khảo:

Ý 1:

+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con.

+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.

Ý 2:

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

=>  Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.

Bình luận (0)
minh nguyet
4 tháng 10 2021 lúc 10:54

Em tham khảo nhé:

Ý 1: Xác định các phép so sánh nhân hoá:+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.   Ý 2:  Nêu  tác dụng: + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.  
Bình luận (0)
Do Gia Bach
Xem chi tiết
the ocean
18 tháng 7 2019 lúc 9:52

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.



 

Bình luận (0)
Trang Tống
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Hiếu
26 tháng 2 2020 lúc 19:22

" Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dụi hiền

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dàng, khi đùa, khi khóc"

(" Biển"- Khánh Chi)

? Đoạn thơ trên có sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa. Em hãy phân tích phép so sánh, nhân hóa trong các câu thơ trên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Anh
26 tháng 2 2020 lúc 19:31

Phép nhân hóa trên khiến trở thành một con ngươi có tính cách thay đổi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Anh
26 tháng 2 2020 lúc 19:35

Phép so sánh biển như môt người khổng lổ khiến biển trở nên rộng lớn bao la .Biển như trẻ con lúc buồn lúc vui ngây thơ hồn nhiên .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
22 tháng 9 2023 lúc 22:16

tham khảo

Câu văn sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá là Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

Chọn A.

Bình luận (0)