Những câu hỏi liên quan
Khánh Vy
Xem chi tiết
»ﻲ♥maŽΩÖm♥
12 tháng 2 2019 lúc 16:08

I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.

Đêm trăng ở đâu cũng có nhưng với em đêm trăng ở quê có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỉ có ở quê đêm trăng mới thực sự tỏa sáng rực rỡ.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

– Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.

– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.

– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.

2. Tả chi tiết

– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.

– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.

– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.

– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.

– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.

III. Kết bài

– Nhận xét về đêm trăng mà em vừa nhìn thấy.

– Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng.

Bình luận (0)

Mở Bài: Vào dịp nào mà em được ngắm trăng => giới thiệu chung (có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mình thấy bạn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)

Thân bài: Tả quang cảnh xung quang:

* Tả tiếng côn trùng

* Tả người người đi lại

* Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng (chỗ này bạn nên nhân hóa)

* Tả bầu trời chung

...(bạn suy nghĩ thêm nha)

- Tả chi tiết:

* Hình ảnh trăng hiện lên

* Hình ảnh trăng cùng với các vì sao

* Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng (so sánh: Trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa: Ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)

* Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng

* Cảnh vật thế nào khi càng về khuya

* Trăng và sao thế nào (sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)

* Lũy làng thế nào? tiếng côn trùng thế nào?
.…

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng, cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?

Bình luận (0)
»ﻲ♥maŽΩÖm♥
12 tháng 2 2019 lúc 16:09

1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp.

2. Thân bài:

a) Vừa chập tối:

- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.

- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...

- Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không.

- Trăng lơ lửng giữa bầu trời 

- Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh.

b) Về khuya:

- Trăng đi về hướng tây.

- Vầng trăng nhỏ hơn.

- Ánh sáng mờ ảo, dịu nhẹ.

- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.

3. Kết bài:

- Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em.

- Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.

Dàn ý Tả một đêm trăng đẹp - số 3

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.

(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.

- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.

- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.

- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.

- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.

- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.

- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.

- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.

3. Kết luận:

Em yêu những đêm trăng sáng ở quê và thấy tâm hồn mình thư thái khi được hóng mát, ngắm trăng.

Bình luận (0)
anhtu doan
Xem chi tiết
Kim
21 tháng 11 2017 lúc 20:47

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ

Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ

- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu

- Mắt to tròn và đẹp

- Đôi môi cong mịn

- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học

- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp

2. Tả tính tình

- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn

- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến

- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà

- Mẹ nấu ăn rất ngon

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người xung quanh

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.

- Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thồng thoáng.

- Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

- Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ họ

III. Kết bài

Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.

- Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Bình luận (0)
duc nguyen
22 tháng 11 2022 lúc 20:12

Dàn ý chung: 

I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng

Bình luận (0)
🎈bLUe BaLloON💙
Xem chi tiết
❊ Linh ♁ Cute ღ
30 tháng 3 2018 lúc 21:24

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)


 

Bình luận (0)
Bùi Hồng Anh
30 tháng 3 2018 lúc 20:54

bạn treò lên tầng 2 của trường xem thế nào mà tả

trường mình không giống trường bạn nên mình không biết

Bình luận (0)
Aquarius
Xem chi tiết

1.Mở bài :

– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.

2.Thân bài :

a) Tả ngoại hình

– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.

– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.

– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.

– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .

– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . 

– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.

– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.

– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.

– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.

b) Tả tính tình : Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5

– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.

– Cô xem chúng em như con của cô vậy.

c) Tả hoạt động

– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.

– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.

– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.

– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.

– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5

– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.

3.Kết bài :

– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.

– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.

Bình luận (0)
Nguyên Võ
20 tháng 11 2018 lúc 8:29

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 2

I. Mở bài:

Giới thiệu cô giáo.

- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.

- Cô là người mẹ thứ hai của em.

II. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.

- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.

- Mái tóc đen, dài xoã ngang vai.

- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.

- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.

- Nước da trắng trẻo.

- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.

- Bước đi uyển chuyển.

- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.

- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi

Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 3

I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể

Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu cô giáo

a. Ngoại hình:

- Năm nay cô 46 tuổi

- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em

- Cô mũm mỉm

- Đi dạy cô thường mặc áo dài

- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện

- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện

- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh

- Khuôn mặt tròn

- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp

- Mũi cô cao

- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài

b. Tính tình:

- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc

- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc

- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai

- Cô rất yêu thương chúng em

- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban

2. Kể về cô giáo:

a. Kể về cô khi cô ở trường:

- Cô rất ân cần và dịu dàng

- Cô luôn đến trường rất sớm

- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình

- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập

b. Kể về cô khi cô ở nhà:

- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ

- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang

- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô

- Em rất yêu thương và kính trọng cô

- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo

Bình luận (0)
Nguyên Võ
20 tháng 11 2018 lúc 8:30

Bài văn miêu tả thầy giáo em yêu quý:
Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.

Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.

Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy. 

Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.

Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.

Bình luận (0)
Lê Ngoc Anh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 3 2021 lúc 21:52

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Bình luận (0)
hatsune miku
Xem chi tiết
Hoàng Thế Hải
11 tháng 10 2018 lúc 19:50

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

- Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

- Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

- Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

- Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

- Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

- Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

- Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

- Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Em làm gì để giữ gìn cho con suối mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn dòng suối, nước được sạch).

Bình luận (0)
mimi18
11 tháng 10 2018 lúc 19:50

dễ mà bn

Bình luận (0)
Ngô Toàn Năng
11 tháng 10 2018 lúc 19:55

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

- Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

- Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

- Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

- Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

- Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

- Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

- Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

- Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Em làm gì để giữ gìn cho con suối mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn dòng suối, nước được sạch).

Bình luận (0)
Đơn giản vì mình là...
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 16:27

MB''Sống  trong bể ngọc kim cương

Không bằng sông giữa tình thương bạn bè''

Mỗi khi em nghe bài này long em lại nhớ đên một người bạn tất tốt của em.Hà là bạn của êm

TB:(tham khảo)

 Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giật quần áo.

KB:

Tình bạn của chúng em là thế này.Mặc dù mới có quen nhau3 năm thôi mà chúng em rất quý mến nhau.Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
 

 

 

Bình luận (1)
Đinh Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Hn . never die !
13 tháng 5 2020 lúc 16:53

Dàn ý :

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học.

Ngôi trường nằm ở đâu? (Trên đường Âu Cơ – Q.11)

Em đến đây vào lúc nào? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm)

Để làm gì? (Đi học; trực lớp)

II. Thân bài:

A. Tả bao quát:

- Trường có diện tích thế nào? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc)

- Từ xa thấy cổng trường ra sao? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp)

- Sáng sớm khí trời thế nào? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh)

B. Tả từng bộ phận:

- Quang cảnh trường khi đến đây? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm)

- Học sinh đến sớm làm gì? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …)

- Cảnh sân trường khi trời sáng dần? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …)

- Hoạt động của một nhóm bạn? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng; một số bạn đang trực lớp; …)

- Thầy cô thế nào? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …)

- Giờ truy bài? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …)

- Giờ lên lớp? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học)

C./ Tả cảnh vật liên quan:

- Bầu trời sáng mai? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.)

- Chim chóc? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt)

III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em.

Em có cảm nghĩ gì về trường em? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em)

Em hứa gì? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
13 tháng 5 2020 lúc 17:08

A. Mở bài :

- Giới thiệu về buổi sáng sớm nơi em đang sống

B. Thân bài :

1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó

- Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.

- Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương 

- Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng

2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người

- Em dậy sớm ra sân tập thể dục

- Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương

- Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng

- Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn

- Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng

- Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ

- Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn 

- Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.

C. Kết bài :

- Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.

** Đoạn văn 

"Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh.Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em . Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông , mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm , họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng , khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng . Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời . Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống . Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình , đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng . Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu . Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo . Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
13 tháng 5 2020 lúc 18:11

Bài làm :

Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.

Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng, mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.

Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Trường Dương
2 tháng 1 lúc 17:36

 bài 1 một cửa hàng có 350 kg gạo nếp và tẻ ,trong đó 25 % là gạo nếp . Tính số gạo mỗi loại                                                                                   bài 2 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 250 m. Chiều rộng bằng 2 /3 CHIỀU DÀI. trên mảnh vườn đó người ta dành 30 % diện tích đất để trồng cây. tính diện tích trồng cây 

Bình luận (0)
Citii?
2 tháng 1 lúc 17:51

@Trường Dương bạn gửi lên diễn đàn hỏi đáp chứ đừng gửi vào đây nhé.

Bình luận (0)