bài 5: dùng nghệ thuật nhân hóa
Cho mik bài văn miêu tả cánh đồng lúa chín, trong đó có dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã xế chiều rồi . Bầu trời trong xanh cao rộng. Những dải mấy trắng hồng kia như chiếc khăn voan vắt ngan bầu trời. Cánh đồng lúa quê em dưới ánh nắng chiều hè, màu vàng ươm. Chị Gió chốc chốc lại thổi qua những đợt gió mạnh , làm cho những cây lúa nghiêng nghiêng cong cong như lưỡi liềm. những chú chim hót líu lo, kết hợp vs dàn ddoogf ca mùa hạ-những chú ve sầu kêu vang khắp xóm làng , có lẽ ban nhạc này muốn cho tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi . tiếng sáo diều vi vu, lẫn thêm tiếng hò reo vang động cả một góc trời. cánh đồng to như một thảm lụa khổng lồ . Sóng lúa gợn lăn tăn nô đù vs gió. hương lúa chín dìu dịu, thoang thoảng, lẫn với mùi bùn đất ngai ngái , mùi cỏ khô nồng nồng . thời gian dần trôi qua, rồi ngày hè hôm nay đã kết thúc. Cánh đòng cuối cùng thì cũng đã chìm vào màn đêm yên tĩnh. Ôi! Buổi chiều trên cánh đồng quê e thật tuyệt vời, tĩnh lặng, và đẹp đẽ!
Nhân Hóa: chị gió ( in đậm)
So sánh:làm cho những cây lúa nghiêng nghiêng cong cong như lưỡi liềm.( so sánh với từ "như") ( in đậm+ gạch chân)
Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.
Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.
Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.
Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.
Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.
Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ nhừng chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.
Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.
#Hk_tốt
#Ngọc's_Ken'z
Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ'Mưa'.
Trong bài thơ 'Mưa',hãy xác định biện pháp nghệ thuật nhân hóa và tác dụng của biện pháp nghệ tuật nhân hóa đó.
Qua bài thơ'Mưa', em hiểu tác giả là người ntn?
giúp mình với mình cần gấp ạ! mình cảm ơn rất nhiều!
nội dung
Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa
nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Nhịp thơ ngắn, nhanh
- Sử dụng phép nhân hóa
Tác dụng của phép nhân hóa: Gọi tên con vật, cây cối, đồ vật,... bằng từ ngữ với được dùng để gọi hoặc tả người.
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)
. Nghệ thuật chủ yếu trong bài “Cổng trường mở ra” là gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch D. Ẩn dụ
giúp mình nhé
I- TRUYỆN ĐỒNG THOẠI:
- Xác định nhân vật chính: là gì? Nghệ thuật xây dựng nhân vật?
- Diễn biến câu chuyện?
- Bài học rút ra?
VD:
- Nhân vật chính : Dế Mèn – được xây dựng thông qua nghệ thuật nhân hóa. Dế ta biết nói năng , suy nghĩ giống như con người.
Nhân vật chính Cô bé bán diêm – được xây dựng thông qua nghệ thuật nhân hóa và so sánh . cô bé bán diêm tội nghệp thê thảm, thiếu thốn tình yêu thương
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
→ Các nhân vật trong truyện Bài học đường đời đầu tiên được nhân hóa nên có tiếng nói, có tính cách, hoạt động như con người, khiến truyện trở nên sinh động, hấp dẫn
chỉ rõ và phân tích tác dụng của nghệ thuật : Điệp Ngữ, Nhân Hóa trong bài thơ " Ngắm Trăng"
tk
+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Tham khảo nha em:
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ "không", "ngắm"
+ Biện pháp nhân hóa "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
- Tác dụng, ý nghĩa:
+ Với việc sử dụng liên tiếp các điệp từ, tác giả vừa tăng tính nhịp điệu cho câu thơ vừa gợi mở ra hình ảnh tươi đẹp giữa Người và trăng. Người chiến sĩ cách mạng ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt "không rượu cũng không hoa". Nhưng với tinh thần yêu thiên nhiên cùng tâm hồn lạc quan, ung dung, Bác vẫn ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng qua song sắt của nhà tù.
+ Hơn hết, với thủ pháp nhân hóa "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ", Người đã giúp hình ảnh được nhân hóa là "trăng" như có hồn hơn, mang những hành động như con người. Chưa dừng lại ở đó, nó còn khẳng định sự gắn bó, yêu thương giữa trăng và Người, giữa thiên nhiên và con người.
viết một đoạn văn ngắn tả chiếc bút chì của em có dùng nghệ thuật so sánh và nhân hóa
giải nhanh nhanh giúp mình nha mọi người
Bút dài như chiếc đũa. So với anh bút mực, chị tẩy thì bộ quần áo màu vàng như hoa mướp của bút đẹp hơn rất nhiều. Ở giữa thân bút là một dòng chữ nhũ vàng óng bằng tiếng nước ngoài. Bút được chia làm hai phần. Phần đầu được chuốt nhọn nhỏ xíu. Đó chính là ngòi bút. Ngòi bút nhỏ màu ghi, chạy dài từ đầu đến cuối thân bút. Cuối bút là một chiếc đai bằng sắt mạ đồng sáng loáng bao bọc lấy một cục tẩy màu hồng nhỏ xinh.
Này nhé, trong giờ Mỹ thuật, bút giúp em vẽ tranh phong cảnh làng quê, đường phố hay những đồ vật như ô tô, lọ hoa,... Từ khi có chiếc bút, em toàn được thầy cho điểm A môn học này. Nhưng không chỉ có vậy, giờ Toán bút biết giúp kẻ hình, vẽ sơ đồ. Còn giờ chính tả, bút chì giúp em điền các âm, vần còn thiếu để tạo thành từ ngữ hoàn chỉnh. Em yêu chiếc bút chì này lắm. Mỗi khi dùng xong, em cất bút cẩn thận vào hộp.
Chiếc bút chì của em là thế đấy. Bút đã giúp em tiến bộ trong học tập và đưa em đi tìm hiểu, khám phá những kiến thức rộng lớn của chân trời khoa học.
Nhân dịp đầu năm học mới, em được mẹ đưa vào cửa hàng bán đồ dùng học tập để chọn mua một chiếc bút chì. Ở đấy có nhiều bút, màu sắc, kiểu dáng rất đa dạng. Em đã chọn được một chiếc bút chi ưng ý.
Bút dài như chiếc đũa. So với anh bút mực, chị tẩy thì bộ quần áo màu vàng như hoa mướp của bút đẹp hơn rất nhiều. Ở giữa thân bút là một dòng chữ nhũ vàng óng bằng tiếng nước ngoài. Bút được chia làm hai phần. Phần đầu được chuốt nhọn nhỏ xíu. Đó chính là ngòi bút. Ngòi bút nhỏ màu ghi, chạy dài từ đầu đến cuối thân bút. Cuối bút là một chiếc đai bằng sắt mạ đồng sáng loáng bao bọc lấy một cục tẩy màu hồng nhỏ xinh.
Này nhé, trong giờ Mỹ thuật, bút giúp em vẽ tranh phong cảnh làng quê, đường phố hay những đồ vật như ô tô, lọ hoa,... Từ khi có chiếc bút, em toàn được thầy cho điểm A môn học này. Nhưng không chỉ có vậy, giờ Toán bút biết giúp kẻ hình, vẽ sơ đồ. Còn giờ chính tả, bút chì giúp em điền các âm, vần còn thiếu để tạo thành từ ngữ hoàn chỉnh. Em yêu chiếc bút chì này lắm. Mỗi khi dùng xong, em cất bút cẩn thận vào hộp.
Chiếc bút chì của em là thế đấy. Bút đã giúp em tiến bộ trong học tập và đưa em đi tìm hiểu, khám phá những kiến thức rộng lớn của chân trời khoa học.
phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ 3 của bài thơ mưa của nguyễn diệu
Khổ 3 bài thơ "Mưa":
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
Biện pháp so sánh "Mưa là bạn tôi" và "Mưa là nốt nhạc"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Cho thấy sự gần gũi giữa mưa và con người - nhân vật "tôi"
- Niềm vui của nhân vật tôi khi bắt gặp cơn mưa.
để miêu tả cách cây nhãn bảo vệ chùm quà non nớt mới đậu ,tác giả đã dùng đến biện pháp nghệ thuật nào
dùng cả biện pháp so sánh và nhân hóa
biện pháp ss
nhận hóa
Viết 1 đoạn văn tả sự thay đổi của hàng cây 2 bên đường trong suốt bốn mùa . Trong đoạn văn dùng nghệ thuật so sánh , nhân hóa
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển biến của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Từng mùa đến rồi lại đi, ta đều nhận thấy được những biểu hiện thay đổi rất rõ ràng thông qua thời tiết, sinh vật và môi trường. Nhưng có lẽ, hai hàng cây bên đường chính là nhân chứng thấu đáng nhất để ta chiêm nghiệm về sự khác biệt giữa bốn mùa. Chắc có lẽ, mùa xuân là mùa nhộn nhịp, vui tươi nhất của hai hàng cây bên đường. Tất cả đều tràn ngập sức sống như vừa được hồi sinh sau một trời đông lạnh lẽo. Chúng khoác lên mình một bộ áo mới, màu xanh của sự sống, màu xanh của sự trong lành. Chúng đùa vui, tung hứng cho các loài chim bay về tụ hội mà nhảy, mà hót líu lo vang lừng. Rồi khi xuân qua, hè tới... mang theo cái nóng bức, cái oi nồng đặc trưng riêng của nó. Tuy nhiên, mùa hè lại là mùa của cây cối, là mùa của trái ngon, là mùa của quả ngọt. Hai hàng cây bên đường như chung vui, chúng cũng dang rộng cánh tay, như những người khủng lồ xanh mà rợp mát khắp cả đường đi. Tràn trề hết cả mùa xuân và mùa hạ, mùa thu là mùa mà hai hàng cây bên đường phải cởi bỏ lớp lá của mình. Những chiếc lá bắt đầu chuyển sang vàng rồi cũng lìa cành mà chung vui với đất. Lúc này, đi trên đường cứ tưởng đi đến vùng đất mới, lá vàng trải khắp nơi, vương lên cả những bụi rậm ven đường. Để rồi đông, hai hàng cây trơ trụi cả, cứ như những người đàn ông chẳng mặc đồ, đang thử sức mình trước cái rét, cái lạnh của gió đông. Lúc này là lúc tất cả sức sống của nó dần được tích tụ nhiều hơn để chuẩn bị cho xuân về, chuẩn bị cho những chồi non, những chiếc lá mới. Hai hàng cây trọi trơ, cũng chẳng còn những chú chim lui về hay những bông hoa nào chớm nở. Có lẽ nói đây là mùa làm không những các cây bên đường mà toàn bộ cây cối đều cảm thấy đơm buồn. Tóm lại, xuân, hạ, thu, đông cứ như một vòng tuần hoàn vậy, cứ bắt đầu, kết thúc rồi lại bắt đầu.... cứ thế mang đến sự sống, mang đến một nét đặc trưng quen thuộc đến khó tả cho tất cả mọi người chúng ta.
(In nghiêng: nhân hóa; In đậm: so sánh)